Điều này có thể minh chứng bằng những ví dụ cụ thể như: Công tác tuần tra, kiểm soát chủ yếu vẫn tiến hành thủ công, với sự hiện diện của nhiều lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường. Hệ thống camera giám sát tự động còn ít, công tác phạt nguội mới đang được áp dụng thí điểm tại một số địa phương. Hệ thống đèn tín hiệu đảm bảo ATGT bộc lộ nhiều bất cập, việc quản lý, điều hành của các doanh nghiệp vận tải nhiều hạn chế…
Những yếu kém trên khiến công tác đảm bảo ATGT, kéo giảm TNGT tăng giảm phập phù. Phải cần tới sự quyết tâm, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, với nhiều giải pháp mạnh tay, đồng bộ, khoảng ba năm trở lại đây TNGT mới được kiềm chế, số người chết lần đầu tiên giảm dưới 9 nghìn người trong năm 2014. Tuy nhiên, tình hình TNGT vẫn diễn biến phức tạp và chưa thực sự bền vững.
Vì vậy, tuyên bố của PGS.TS. Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP FPT về việc ứng dụng CNTT có thể kéo giảm thêm khoảng 50% số người chết do TNGT so với hiện nay là thông tin đáng quan tâm. Không những vậy, theo ông Bình, việc ứng dựng CNTT còn giúp tăng đáng kể khả năng lưu thông của hệ thống giao thông, giảm ùn tắc và tiết kiệm được đáng kể vốn đầu tư vào hạ tầng.
Theo ông Bình, bất kỳ lĩnh vực nào cũng không thể thiếu CNTT. Đặc biệt với công tác đảm bảo ATGT, tất cả các nguyên nhân dẫn đến tai nạn đều đã được phân tích kỹ lưỡng.
Vấn đề còn lại chỉ là giải quyết, khắc phục chúng ra sao. Và để làm được điều đó không thể thiếu CNTT. Cũng theo ông Bình, hiện Bộ GTVT đã đồng ý chủ trương áp dụng CNTT thực hiện theo phương thức xã hội hóa để doanh nghiệp của ông xây dựng đề án, tự đề xuất cơ chế đầu tư, thu hồi vốn. Và trong tương lai không xa, khi đề án được triển khai, là cơ sở để Việt Nam tự tin kéo giảm và kiểm soát TNGT một cách bền vững.
Hà Thanh Oai
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận