Bà Trịnh Vĩnh Trinh, em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chia sẻ tại chương trình
Chương trình lấy chủ đề từ một nhạc phẩm nổi tiếng của ông – “Hãy yêu nhau đi”- còn mang một mục đích vô cùng ý nghĩa là hướng đến Lễ hội Vì hòa bình theo chủ trương của Chính phủ nhằm xây dựng tỉnh Quảng Trị - một mảnh đất từng gánh chịu vô vàn đau thương mất mát trong chiến tranh trở thành một biểu tượng khát vọng hòa bình mang tầm quốc gia và quốc tế.
Tại chương trình, em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - bà Trịnh Vĩnh Trinh đã chia sẻ những kỷ niệm về mảnh đất Quảng Trị.
“Đối với gia đình chúng tôi, Quảng Trị là một miền đất được nhớ tới trong những ngày giỗ của ba tôi - vì ông đã qua đời trong một tai nạn ở đây và từ đó anh Sơn đã chịu tác động mạnh từ nỗi đau quá lớn này để làm hiện hữu thân phận ngắn ngủi, khổ đau của đời người trong các sáng tác của anh", bà Trinh chia sẻ.
Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn "cháy" hết mình tại chương trình
Đặc biệt, Quảng Trị miền đất từng chịu nhiều thiệt thòi - như miền Trung đã làm nền cho những nỗi khắc khoải trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn mà ca khúc "Người mẹ Ô Lý" là một ví dụ. Quảng Trị cũng là nơi Trịnh Công Sơn đã từng đi vác đá, làm đường sắt Thống Nhất trên công trường cầu Thạch Hãn...
Trịnh Công Sơn cũng đã sống với không khí náo nức, rộn ràng của Công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn - một công trình thủy lợi trọng điểm vào loại lớn nhất của miền Trung và Bình Trị Thiên lúc bấy giờ để viết nên bút ký “Nam Thạch Hãn những ngày đầu tháng 3” với chất chứa, tràn đầy dự cảm về tương lai tương sáng của Quảng Trị.
“Cuộc hội ngộ của chúng ta còn có một nghĩa rất đặc biệt- Quảng Trị nơi mảnh đất đau thương trong chiến tranh khốc liệt, sẽ là nơi tổ chức lễ hội vì hòa bình lần thứ nhất vào năm 2022", bà Trinh chia sẻ.
Hàng nghìn người Quảng Trị đổ về Công viên Fidel "cháy" cùng chương trình
Chương trình nghệ thuật 20 năm nhớ Trịnh Công Sơn tại Quảng Trị do Đài Phát thanh truyền hình Quảng Trị song hành cùng gia đình Trịnh Công Sơn tổ chức với sự góp mặt của các nghệ sĩ như Trần Mạnh Tuấn, Trà Giang, Như Hải Yến, Hà Lê, Đức Tuấn, An Trần, Thái Sơn, Tấn Sơn, Hoàng Trang, Nguyễn Đông, Kyo York và các nghệ sĩ thuộc dàn khèn đến từ thành phố Huế...
Các tác phẩm được các nghệ sĩ trình diễn tại chương trình như: Một cõi đi về, Người mẹ Ô Lý, Huế - Sài Gòn – Hà Nội, Ở Trọ, Tuổi đá buồn, Chiều trên quê hương tôi, Để gió cuốn đi, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Ngẫu nhiên, Ta thấy gì trong đêm nay, Cánh đồng hòa bình…
Mảnh đất Quảng Trị nhiều "duyên nợ" với gia đình nhạc sĩ họ Trịnh
Ca sĩ Trà Giang
Như Hải Yến
Kyo York
Beatbox Thái Sơn
... và màn kết hợp giữa nghệ sĩ beatbox Thái Sơn với nghệ sĩ saxophone An Trần
Ca sĩ Hoàng Trang và Nguyễn Đông
Ca sĩ, rapper Hà Lê
Đức Tuấn
Tấn Sơn...
Quảng trường Công viên Fidel tại "đất lửa" Quảng Trị không còn một chỗ trống
Khán giả nhiệt tình cổ vũ bằng những màn "sóng tay" cùng ánh đèn flesh điện thoại...
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận