Công viên giải trí Joyland, Mỹ: Công viên được thành lập vào năm 1949 tại thành phố Wichita, bang Kansas. Sau khi một bé gái 13 tuổi ngã khỏi vòng đu quay vào năm 2004, công viên đã phải tạm đóng cửa để điều tra và vẫn chưa hoạt động trở lại cho đến nay. |
Căn cứ tàu ngầm ở Balaklava, Ukraine: Được xây dựng vào thời kỳ chiến tranh Lạnh, căn cứ quân sự này từng chứa các tàu ngầm thuộc Hạm đội biển Đen của Liên Xô. Khi Liên Xô tan rã, căn cứ này đã bị bỏ hoang trước khi trở thành bảo tàng hải quân Balaklava. |
Công viên giải trí Nara Dreamland, Nhật Bản: Công viên được xây dựng năm 1961 theo mô hình của Disneyland, nhưng công trình đã phải đóng cửa năm 2006 do lượng du khách đến đây ngày càng ít. |
Làng Olympic ở Athens, Hi Lạp: Hi Lạp đã đầu tư khoảng 15 tỷ USD để tổ chức Olympic 2004. Nhưng sau khi sự kiện kết thúc, quốc gia này không có đủ tiền để duy trì các cơ sở vật chất đã xây dựng. |
Công viên chủ đề khủng long Spreepark, Đức: Công viên giải trí ở ngoại ô thành phố Berlin được xây dựng vào năm 1969. Nơi đây từng đón 1,7 triệu du khách mỗi năm, nhưng nó đã phải đóng cửa vào năm 2002 do chủ đầu tư bị phát hiện buôn bán cocaine. |
Bệnh viện Hudson River, Mỹ: Bệnh viện dành cho các bệnh nhân tâm thần hoạt động từ năm 1871 đến 2003. Cơ sở này sử dụng các phương pháp điều trị cũ và khi các phương pháp điều trị mới được áp dụng, bệnh viện dần vắng bệnh nhân trước khi bị bỏ hoang. |
Sân bay quốc tế Hellenikon, Hi Lạp: Sân bay này ban đầu là một căn cứ quân sự vào năm 1938, trước khi trở thành sân bay thương mại trong suốt 60 năm. Công trình đóng cửa vào năm 2001 khi nó được thay thế bằng sân bay quốc tế Athens. |
Công viên nước River Country, Mỹ: Công viên mở cửa vào năm 1976 tại quận Orange, bang Florida. Nó đã đóng cửa vào năm 2001, sau 25 năm hoạt động. |
Sân vận động Houston Astrodome, Mỹ: Khi hoàn thành vào năm 1965, Houston Astrodome là sân vận động đa năng đầu tiên ở Mỹ. Với sức chứa 70.000 người, nơi đây tổ chức các trận đấu thể thao, hòa nhạc,…Khi đội bóng chày Houston Astros và đội bóng đá Houston Oilers chuyển sang sân mới, sân vận động này đã bị bỏ hoang và trở thành nơi sơ tán khi thiên tai xảy ra. |
Công viên giải trí Six Flags New Orleans, Mỹ: Công viên chỉ hoạt động trong 3 năm từ 2002 đến 2005, khi công trình bị ngập trong nước lũ gây ra bởi siêu bão Katrina và bị bỏ hoang cho tới nay. |
Trường đua North Wilkesboro Speedway, Mỹ: Enoch Staley đã xây dựng trường đua vào năm 1946 và cuộc đua đầu tiên được tổ chức ở đây một năm sau đó. Tuy nhiên, trường đua đã phải đóng cửa vào năm 1996, do lượng người đến xem các cuộc đua giảm. |
Công viên giải trí Camelot, Anh: Công viên mở cửa vào năm 1983 tại thành phố Lancashire, Anh. Nhưng công trình đã phải đóng cửa vào năm 2012, do lượng khách giảm. |
Sân bay Ciudad Real, Tây Ban Nha: Sân bay tư nhân đầu tiên ở Tây Ban Nha có chi phí xây dựng 1,2 tỷ USD. Nó được đưa vào sử dụng năm 2008, nhưng phải đóng cửa vào năm 2012, do chủ đầu tư phá sản. |
Công viên giải trí Hồ Geauga, Mỹ: Công viên ở thành phố Aurora, bang Ohio, nổi tiếng với hệ thống tàu lượng bằng gỗ lớn nhất thế giới khi khai trương vào năm 1887. Công trình đã chính thức đóng cửa vào năm 2007, sau nhiều lần đổi chủ sở hữu. |
Công viên giải trí Miracle Strip, Mỹ: Công viên bắt đầu hoạt động vào năm 1963 tại thành phố Panama City, bang Florida. Nhưng nó đã đóng cửa vào năm 2004 khi chủ đầu ta bán đất để phát triển nhà ở khách sạn. |
Trung tâm thể thao dưới nước Rio, Brazil: Thành phố Rio đã chi 13 tỷ USD để chuẩn bị cho Olympic 2016, nhưng nhiều công trình bị bỏ hoang sau đó, bao gồm khu liên hợp thể thao dưới nước. |
Sân bay quốc tế Gaza, Palestine: Tổng thống Mỹ Bill Clinton bay tới Gaza để khai trương sân bay Gaza vào năm 1998 và sự kiện này được coi là bước tiến lơn hướng tới hòa bình ở Trung Động. Nhưng quân đội Israel đã ném bom sân bay vào năm 2001 và công trình bị bỏ hoang cho tới nay. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận