Khoảng 14h, ông Lâm Hoàng Tùng, bà Hoàng Thị Thu Thảo cùng UBND phường Đa Kao, Công an phường Đa Kao vào bên trong ngôi nhà..
Trước đó, ngày 27/9 Công an quận 1, TP.HCM xác nhận Cơ quan CSĐT Công an quận 1 đã khởi tố vụ án “xâm phạm chỗ ở của người khác” để điều tra. Ngoài ra, chánh án TAND TP.HCM đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với thẩm phán Nguyễn Hải Nam - người bị tố cáo bắt trẻ em để làm rõ các nội dung đơn tố cáo.
Liên quan đến vụ khởi tố vụ án tranh chấp về căn nhà số 29, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, (quận 1, TP.HCM), luật sư Nguyễn Doãn Hải (Giám đốc công ty Luật hợp danh Nam Việt Luật) cho rằng cần xác minh làm rõ nhiều chi tiết liên quan.
Theo thông tin báo chí phản ánh, TAND quận 1 đang thu lý vụ án tranh chấp về căn nhà số 29, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, việc quyết định về quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là phụ thuộc vào phán quyết của Tòa án. Kể cả trong trường hợp bà Hoàng Trọng Anh Chi và ông Lâm Hoàng Tùng (giảng viên Trường đào tạo bồi dưỡng kiểm sát TP.HCM) có bất cứ hợp đồng về ủy quyền gì liên quan đến xây dựng hoặc sỡ hữu căn nhà, đều phải chờ cơ quan chức năng giải quyết.
Tuy nhiên, sự việc xảy ra liên quan đến ông Nguyễn Hải Nam (Phó chánh án TAND Quận 4), ông Tùng và những người khác đến chỗ ở người khác với lực lượng đông người để giải quyết vụ việc là trái quy định pháp luật, ảnh hưởng xấu đến dư luận, chưa kể những người trong vụ việc là những người am hiểu pháp luật và thi hành pháp luật.
Đặc biệt, trong vụ việc này chỉ có hai người phụ nữ và ba cháu nhỏ đối diện với nhiều đối tượng đến để chiếm giữ căn nhà, nên cơ quan Cảnh sát điều tra công an quận 1 đã khởi tố vụ án để điều tra xác minh về hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác là có căn cứ pháp luật.
Tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định tại điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Bộ luật Hình sự). Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi cản trở hoặc tước bỏ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác một cách trái luật. Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 (Bộ luật Hình sự) quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác như sau:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm với các hình vi vi phạm có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, phạm tội 2 lần trở lên, làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Theo điều 158 người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm" (Điều 158). Các yếu tố cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của người khác. Khách thể của tội xâm phạm chỗ ở của người khác. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là một trong các tội xâm phạm quyền tự do, an ninh cá nhân của con người, là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ của công dân. Khách thể của tội phạm này là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác, quyền này đã được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013 và còn được cụ thể hoá bởi những quy định khác của pháp luật.
Đối tượng tác động của tội phạm này là chỗ ở của cá nhân, có thể là nhà ở, ký túc xá, tàu thuyền của ngư dân mà cả gia đình họ sinh sống trên tầu thuyền đó như là nhà ở của mình, cũng có khi chỉ là một túp lều, một chỗ ở gầm cầu, bến tầu, bến xe, vỉa hè của những người sống lang thang cơ nhỡ… Nếu nhà ở, căn hộ do Nhà nước quản lý nhưng chưa có người ở mà người phạm tội có hành vi xâm phạm (phá khoá vào chiếm nhà) thì không phải là xâm phạm chỗ ở của người khác mà tuỳ trường hợp cụ thể mà hành vi xâm phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận