Buổi sáng Sài Gòn trong những ngày cuối năm, dòng người vẫn vội vã trên đường. Một người đàn ông lặng lẽ rời khỏi căn phòng trọ, chạy chiếc xe ba gác cũ đi các hẻm ngách của thành phố, nhặt nhạnh, thu mua ve chai, phế liệu. Thi thoảng, anh tìm chỗ vắng, mở khẩu trang để hít thở không khí cho dễ thở hơn.
Chẳng ai ngờ, người đàn ông ấy là Tiến Phước –nghệ sĩ hát bội nổi danh trong nghề. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở TP.HCM, nay đã ở tuổi 61, ông vẫn bôn ba mà chưa có được một căn nhà cho riêng mình.
Ông và con trai thuê một căn phòng phỏ với chi phí khoảng 4,5 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền điện nước. Mấy tháng TP.HCM trong tâm dịch, ông không có nguồn thu nào, sống nhờ thu nhập từ việc con trai đi làm shipper. Tiền bạc không có, ông buộc lòng gói ghém ăn uống qua loa để đỡ chi phí sinh hoạt. “Mấy tháng qua, đời tôi chỉ đúng có “4 chữ T”: thê thảm, te tua”, ông ngậm ngùi, pha chút hài hước.
Ông và con trai thuê một căn phòng phỏ với chi phí khoảng 4,5 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền điện nước. Mấy tháng TP.HCM trong tâm dịch, ông không có nguồn thu nào, sống nhờ thu nhập từ việc con trai đi làm shipper. Tiền bạc không có, ông buộc lòng gói ghém ăn uống qua loa để đỡ chi phí sinh hoạt. “Mấy tháng qua, đời tôi chỉ đúng có “4 chữ T”: thê thảm, te tua”, ông ngậm ngùi, pha chút hài hước.
“Cao điểm là tháng 2, tháng 3, tháng 10 và 11 âm lịch, có tháng tôi có thể diễn được hơn 20 buổi. Cũng có những tháng không được buổi nào. Từ lúc dịch bệnh, không có ai dám tổ chức nên các nghệ sĩ cũng bế tắc. Tiền tích cóp được trong những dịp đi hát để duy trì cuộc sống. Trong đợt dịch, việc phụ hồ cũng phải dừng. Tiền tích góp cạn, việc làm không có, tôi phải đi vay nợ trang trải cuộc sống và có lúc được sự hỗ trợ từ mạnh thường quân, anh em nghệ sĩ”, ông chia sẻ.
Khi TP.HCM bước vào trạng thái bình thường mới, ông phải đẩy xe đi mua ve chai. Dù cuộc sống khổ cực nhưng điều đó không khiến ông sợ bằng việc thiếu tiền nhà và bị chủ trọ đuổi đi, bởi khi đó “đạo cụ, phục trang không biết để đâu”. “Dù có chút xấu hổ và thu nhập bấp bênh nhưng “không thể ngồi chờ chết được”, nghệ sĩ tâm sự.
Tiến Phước chỉ là một trong số rất nhiều nghệ sĩ rơi vào cảnh khó khăn sau gần nửa năm dịch bệnh hoành hành. Không chỉ các sân khấu đóng cửa mà cả những sự kiện văn hóa ở các địa phương cũng không thể tổ chức. Khi sân khấu buông rèm, cũng là lúc họ phải đối mặt với gánh nặng cơm áo gạo tiền. Cuộc sống đời thực của họ khác xa những gì công chúng vẫn hằng thấy, mường tượng.
Không còn những áo mão cân đai, lung linh sắc màu, những “vua”, “quan”, “tướng” oai nghiêm trên sâu khấu hôm nào, giờ đây phải đối diện với thực tế cuộc sống khắc nghiệt. Tiến Phước thì đi thu mua ve chai, người khác lại đạp xích lô, người làm shipper, người phụ hồ…, tất cả chỉ mong làm sao con cái không đứt bữa.
“10 nghệ sĩ thì đến 8 người trong túi không có tiền”, đó là nhận định của NSƯT Mỹ Uyên khi nói về thực trạng của các nghệ sĩ sân khấu thời dịch bệnh. Khó khăn, không có tiền, ở nhà thuê, thậm chí phải nhịn đói… là điều mà nhiều nghệ sĩ trải qua nhưng vì sĩ diện, không phải ai cũng nói ra.
May mắn hơn Tiến Phước, nghệ sĩ hát bội Phước Hòa có mái nhà che nắng che mưa ở quê nhà Tiền Giang. Những ngày bình thường, ông chạy xe ôm để có tiền nuôi cái nghiệp mà cha mẹ để lại. Thế nhưng trong đợt dịch, hơn nửa năm không có nơi thuê hát, khách đi xe ôm cũng không nhiều khiến thu nhập của ông giảm trầm trọng. May mắn, ông “bắt” được chân chạy hàng cho một lò lạp xưởng.
Có ngày, thân hình ốm yếu cùng tuổi tác xế chiều, ông rong ruổi trên chiếc xe Honda, chở gần 130kg hàng, chạy xe hơn 50km mặc nắng mưa. Vất vả nhưng ông bảo “muốn cố gắng để sau này tích cóp chút tài sản cho các con”.
Nghệ sĩ 61 tuổi kể, nghề hát bội giờ đây chẳng dễ dàng. Ông phải chạy sô khắp các tỉnh từ Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Phan Thiết… để có đồng ra đồng vào. Mỗi lần chạy sô ngoại tỉnh, giường của ông và bạn diễn là chiếc võng mắc dưới gầm sân khấu, sống chung với muỗi, dĩn.
“Chúng tôi giờ chỉ lấy nghề nuôi nghiệp chứ không nuôi sống bản thân được bằng việc diễn. Tôi may mắn có nhà ở quê chứ nhiều đồng nghiệp chịu kiếp ở nhà thuê. Người đi bán vé số, người phụ hồ, người làm nhạc công trong dàn nhạc đám ma… Cuộc sống của họ rất khổ”, nghệ sĩ Phước Hòa thổ lộ.
Ở một nơi khác, diễn viên Kim Đào (năm nay 30 tuổi) đang tất bật đóng phim, rồi lại tất tưởi về nhà lo làm đồ ăn để bán online, xong lại ngồi miệt mài viết kịch bản. Chị là nghệ sĩ ở sân khấu kịch 5B, cũng là diễn viên quen mặt trên nhiều Web-drama nhưng trong mùa dịch, chị cũng chẳng dễ sống hơn ai. Làm mẹ đơn thân, là trụ cột trong gia đình, chị sống chung với mẹ ruột và con nhỏ trong căn nhà trọ nhỏ được thuê với mức giá 6 triệu đồng.
Kim Đào tâm sự, sân khấu “đóng băng” thực chất không gây ảnh hưởng lắm đến nguồn thu nhập sinh hoạt của cả tháng, bởi chị gần như không sống bằng nghề diễn sân khấu. Với sân khấu ở TP.HCM, mỗi suất diễn vào cuối tuần chỉ được cát-sê vài trăm ngàn đồng tùy vai chính, phụ. Trong khi, quần áo, phấn son, trang điểm… đều do diễn viên tự chuẩn bị. Thế nên từ lâu chị phải làm đủ mọi nghề, công việc để trang trải.
Chị không ngại bán đồ ăn online. Với sự khéo tay, chị tự làm đồ ăn để bán, mỗi tháng có thể kiếm khoảng 6- 7 triệu đồng. Nhưng trong mùa dịch, mọi thứ đều đình trệ. Không bán được hàng, chị và con trai lại bị nhiễm Covid-19 phải đi cách ly tập trung nên mọi thứ càng khó khăn. “Tiền tiết kiệm sử dụng hết. Gia đình phải cắt giảm chi tiêu tối đa. May mắn, tôi được anh em nghệ sĩ hỗ trợ, gửi cho rau củ quả, lương thực, tiền… để vượt qua giai đoạn khó khăn. Chỉ mong sao năm mới, nghệ sĩ như chúng tôi vơi bớt nhọc nhằn”, nữ diễn viên bộc bạch.
Ngay khi đi cách ly về, Kim Đào lao vào viết kịch bản cho phim “Gia đình cục súc”, nhận các công việc online như dựng phim, quảng cáo sản phẩm… Chị chỉ biết nỗ lực vì “mình mà quỵ thì gia đình không biết sẽ thế nào”.
Một trường hợp khác, có lẽ ít người lại nghĩ một “ông hoàng” sân khấu kịch nói như NSƯT Thành Lộc cũng phải sống nhờ tiền hỗ trợ của những người thân ở nước ngoài gửi về như anh chia sẻ.
Vốn dĩ anh chỉ làm nghệ thuật sân khấu nên không có nhiều nguồn thu, dù là người nổi tiếng, là Phó Giám đốc Sân khấu kịch Idecaf. “Trước đây, tích lũy được những gì và có bao nhiêu trong tài khoản thì mọi thứ cứ thế âm dần. Thậm chí, có lúc tôi còn không dám ra đường vì không có tiền”, anh kể.
Buổi sáng Sài Gòn trong những ngày cuối năm, dòng người vẫn vội vã trên đường. Một người đàn ông lặng lẽ rời khỏi căn phòng trọ, chạy chiếc xe ba gác cũ đi các hẻm ngách của thành phố, nhặt nhạnh, thu mua ve chai, phế liệu. Thi thoảng, anh tìm chỗ vắng, mở khẩu trang để hít thở không khí cho dễ thở hơn.
Chẳng ai ngờ, người đàn ông ấy là Tiến Phước –nghệ sĩ hát bội nổi danh trong nghề. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở TP.HCM, nay đã ở tuổi 61, ông vẫn bôn ba mà chưa có được một căn nhà cho riêng mình.
Ông và con trai thuê một căn phòng phỏ với chi phí khoảng 4,5 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền điện nước. Mấy tháng TP.HCM trong tâm dịch, ông không có nguồn thu nào, sống nhờ thu nhập từ việc con trai đi làm shipper. Tiền bạc không có, ông buộc lòng gói ghém ăn uống qua loa để đỡ chi phí sinh hoạt. “Mấy tháng qua, đời tôi chỉ đúng có “4 chữ T”: thê thảm, te tua”, ông ngậm ngùi, pha chút hài hước.
Ông từng là nghệ sĩ của đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ ở Sài Gòn, từng đoạt huy chương tại hai kỳ liên hoan sân khấu toàn quốc năm 1985 và 1995. Nhưng nghề hát vốn chẳng thể giàu, từ năm 34 tuổi, ông phải làm thêm nghề phụ hồ để nuôi dưỡng đam mê. Đến giờ, sân khấu của ông chỉ là sân đình, sân miếu... trong các dịp lễ ở các tỉnh miền Tây. Mỗi sô diễn, hát khản cổ 5-6 tiếng, ông mới được thù lao khoảng 600.000 đồng.
“Cao điểm là tháng 2, tháng 3, tháng 10 và 11 âm lịch, có tháng tôi có thể diễn được hơn 20 buổi. Cũng có những tháng không được buổi nào. Từ lúc dịch bệnh, không có ai dám tổ chức nên các nghệ sĩ cũng bế tắc. Tiền tích cóp được trong những dịp đi hát để duy trì cuộc sống. Trong đợt dịch, việc phụ hồ cũng phải dừng. Tiền tích góp cạn, việc làm không có, tôi phải đi vay nợ trang trải cuộc sống và có lúc được sự hỗ trợ từ mạnh thường quân, anh em nghệ sĩ”, ông chia sẻ.
Khi TP.HCM bước vào trạng thái bình thường mới, ông phải đẩy xe đi mua ve chai. Dù cuộc sống khổ cực nhưng điều đó không khiến ông sợ bằng việc thiếu tiền nhà và bị chủ trọ đuổi đi, bởi khi đó “đạo cụ, phục trang không biết để đâu”. “Dù có chút xấu hổ và thu nhập bấp bênh nhưng “không thể ngồi chờ chết được”, nghệ sĩ tâm sự.
Tiến Phước chỉ là một trong số rất nhiều nghệ sĩ rơi vào cảnh khó khăn sau gần nửa năm dịch bệnh hoành hành. Không chỉ các sân khấu đóng cửa mà cả những sự kiện văn hóa ở các địa phương cũng không thể tổ chức. Khi sân khấu buông rèm, cũng là lúc họ phải đối mặt với gánh nặng cơm áo gạo tiền. Cuộc sống đời thực của họ khác xa những gì công chúng vẫn hằng thấy, mường tượng.
Không còn những áo mão cân đai, lung linh sắc màu, những “vua”, “quan”, “tướng” oai nghiêm trên sâu khấu hôm nào, giờ đây phải đối diện với thực tế cuộc sống khắc nghiệt. Tiến Phước thì đi thu mua ve chai, người khác lại đạp xích lô, người làm shipper, người phụ hồ…, tất cả chỉ mong làm sao con cái không đứt bữa.
“10 nghệ sĩ thì đến 8 người trong túi không có tiền”, đó là nhận định của NSƯT Mỹ Uyên khi nói về thực trạng của các nghệ sĩ sân khấu thời dịch bệnh. Khó khăn, không có tiền, ở nhà thuê, thậm chí phải nhịn đói… là điều mà nhiều nghệ sĩ trải qua nhưng vì sĩ diện, không phải ai cũng nói ra.
May mắn hơn Tiến Phước, nghệ sĩ hát bội Phước Hòa có mái nhà che nắng che mưa ở quê nhà Tiền Giang. Những ngày bình thường, ông chạy xe ôm để có tiền nuôi cái nghiệp mà cha mẹ để lại. Thế nhưng trong đợt dịch, hơn nửa năm không có nơi thuê hát, khách đi xe ôm cũng không nhiều khiến thu nhập của ông giảm trầm trọng. May mắn, ông “bắt” được chân chạy hàng cho một lò lạp xưởng.
Có ngày, thân hình ốm yếu cùng tuổi tác xế chiều, ông rong ruổi trên chiếc xe Honda, chở gần 130kg hàng, chạy xe hơn 50km mặc nắng mưa. Vất vả nhưng ông bảo “muốn cố gắng để sau này tích cóp chút tài sản cho các con”.
Nghệ sĩ 61 tuổi kể, nghề hát bội giờ đây chẳng dễ dàng. Ông phải chạy sô khắp các tỉnh từ Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Phan Thiết… để có đồng ra đồng vào. Mỗi lần chạy sô ngoại tỉnh, giường của ông và bạn diễn là chiếc võng mắc dưới gầm sân khấu, sống chung với muỗi, dĩn.
“Chúng tôi giờ chỉ lấy nghề nuôi nghiệp chứ không nuôi sống bản thân được bằng việc diễn. Tôi may mắn có nhà ở quê chứ nhiều đồng nghiệp chịu kiếp ở nhà thuê. Người đi bán vé số, người phụ hồ, người làm nhạc công trong dàn nhạc đám ma… Cuộc sống của họ rất khổ”, nghệ sĩ Phước Hòa thổ lộ.
Ở một nơi khác, diễn viên Kim Đào (năm nay 30 tuổi) đang tất bật đóng phim, rồi lại tất tưởi về nhà lo làm đồ ăn để bán online, xong lại ngồi miệt mài viết kịch bản. Chị là nghệ sĩ ở sân khấu kịch 5B, cũng là diễn viên quen mặt trên nhiều Web-drama nhưng trong mùa dịch, chị cũng chẳng dễ sống hơn ai. Làm mẹ đơn thân, là trụ cột trong gia đình, chị sống chung với mẹ ruột và con nhỏ trong căn nhà trọ nhỏ được thuê với mức giá 6 triệu đồng.
Kim Đào tâm sự, sân khấu “đóng băng” thực chất không gây ảnh hưởng lắm đến nguồn thu nhập sinh hoạt của cả tháng, bởi chị gần như không sống bằng nghề diễn sân khấu. Với sân khấu ở TP.HCM, mỗi suất diễn vào cuối tuần chỉ được cát-sê vài trăm ngàn đồng tùy vai chính, phụ. Trong khi, quần áo, phấn son, trang điểm… đều do diễn viên tự chuẩn bị. Thế nên từ lâu chị phải làm đủ mọi nghề, công việc để trang trải.
Chị không ngại bán đồ ăn online. Với sự khéo tay, chị tự làm đồ ăn để bán, mỗi tháng có thể kiếm khoảng 6- 7 triệu đồng. Nhưng trong mùa dịch, mọi thứ đều đình trệ. Không bán được hàng, chị và con trai lại bị nhiễm Covid-19 phải đi cách ly tập trung nên mọi thứ càng khó khăn. “Tiền tiết kiệm sử dụng hết. Gia đình phải cắt giảm chi tiêu tối đa. May mắn, tôi được anh em nghệ sĩ hỗ trợ, gửi cho rau củ quả, lương thực, tiền… để vượt qua giai đoạn khó khăn. Chỉ mong sao năm mới, nghệ sĩ như chúng tôi vơi bớt nhọc nhằn”, nữ diễn viên bộc bạch.
Ngay khi đi cách ly về, Kim Đào lao vào viết kịch bản cho phim “Gia đình cục súc”, nhận các công việc online như dựng phim, quảng cáo sản phẩm… Chị chỉ biết nỗ lực vì “mình mà quỵ thì gia đình không biết sẽ thế nào”.
Một trường hợp khác, có lẽ ít người lại nghĩ một “ông hoàng” sân khấu kịch nói như NSƯT Thành Lộc cũng phải sống nhờ tiền hỗ trợ của những người thân ở nước ngoài gửi về như anh chia sẻ.
Vốn dĩ anh chỉ làm nghệ thuật sân khấu nên không có nhiều nguồn thu, dù là người nổi tiếng, là Phó Giám đốc Sân khấu kịch Idecaf. “Trước đây, tích lũy được những gì và có bao nhiêu trong tài khoản thì mọi thứ cứ thế âm dần. Thậm chí, có lúc tôi còn không dám ra đường vì không có tiền”, anh kể.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận