Trang nhất Báo Giao thông - số đặc biệt kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2015) |
Hồ Chí Minh - Nhà báo bậc thầy
Chưa bao giờ Hồ Chí Minh tự nhận mình là nhà báo nhưng như ông Hoàng Tùng, một nhà cách mạng lão thành và là nhà báo nổi tiếng của Việt Nam, nói rằng, nếu gọi Hồ Chí Minh là “Nhà báo” thì những nhà báo như mình chỉ đáng được gọi là “Lều báo” mà thôi.
Ngành GTVT “mở cửa” với báo chí thế nào?
Theo các nhà báo, công tác truyền thông của Bộ GTVT đã tiệm cận tới độ chuyên nghiệp. Đây là sự chuyển biến rất lớn nếu so với cách đây 4 - 5 năm khi nguồn thông tin về ngành luôn rất khó tiếp cận.
Không có báo chí tư nhân hay tư nhân núp bóng báo chí
Định hướng chung của Đề án Quy hoạch báo chí toàn quốc là làm sao để báo chí ngày càng phát triển hơn, chất lượng tốt hơn, không để có báo chí tư nhân hay tình trạng tư nhân núp bóng báo chí.
Khó như làm... Tổng biên tập
Nhiều người, vẫn thường nghĩ làm Tổng biên tập là “ngồi mát ăn bát vàng”, bởi đứng đầu cơ quan “quyền lực thứ tư” luôn đi liền với những quyền lợi và danh vọng cao sang. Nhưng sự thật có phải như vậy?
Nhà báo Hồng Thanh Quang: “Tôi không muốn gánh cái ngu của người khác”
Cuối năm 2014, làng báo, làng thơ bất ngờ khi biết tin Hồng Thanh Quang dự thi làm Tổng biên tập Báo Đại Đoàn Kết. Vượt qua một thí sinh khác ở Báo Nhân Dân, Hồng Thanh Quang trúng tuyển TBT nhờ bài thi “Tôi sẽ làm tờ báo cánh tả bán được trên sạp”. Nửa năm ngồi trên “ghế nóng”, nhà thơ Hồng Thanh Quang trải lòng cùng bạn đọc Báo Giao thông.
Phóng viên tháp tùng “tứ trụ” kể chuyện tác nghiệp
Trong nghề báo, những phóng viên (PV) chuyên trách theo dõi và đưa tin các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn được các đồng nghiệp ngưỡng mộ. Tuy nhiên, dù luôn tự hào được gánh trọng trách đó, song trách nhiệm đặt lên vai những PV tháp tùng “tứ trụ” (bốn vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội) cũng rất nặng nề.
Những bài báo rúng động quan trường
Không chỉ đi tiên phong trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, đề cao tính chiến đấu, dũng cảm đấu tranh trực diện với tiêu cực, tham nhũng, báo chí đã góp phần đắc lực vào công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội, vào quá trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội. Không phải đến bây giờ, mà ngay từ những năm đầu thời kỳ đổi mới, nhiều bài báo chống tham nhũng đã gây chấn động dư luận, khiến nhiều quan chức cấp cao “ngã ngựa”.
Hậu trường loạt bài điều tra đoạt giải B Báo chí quốc gia 2015
Để thực hiện loạt bài “Trắng đêm tận thấy xe quá tải vượt trạm cân” được trao Giải B Báo chí Quốc gia thể loại phóng sự điều tra, nhóm PV Báo Giao thông đã trải qua rất nhiều khó khăn về phương tiện tác nghiệp, hiểm nguy rình rập, thậm chí phải đối mặt với xã hội đen và “cò xe” bủa vây, đe dọa.
Cuộc chiến giữa báo chí với mạng xã hội
Mạng xã hội vài năm trước chỉ là nơi kết nối, giao lưu, chia sẻ thông tin về những thứ thường nhật, nay trở thành diễn đàn chia sẻ quan điểm, cách nhìn nhận đa chiều về nhiều vấn đề mang tính chính trị - thời sự. Vậy chuyện gì đang xảy ra với báo chí chính thống?
Báo chí góp 70% thành công cuộc chiến chống xe quá tải
Đó là tâm sự của Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN Nguyễn Văn Huyện với PV Báo Giao thông về chủ trương chống xe quá tải - một chủ trương của Nhà nước được sự đồng thuận và ủng hộ cao của các cơ quan báo chí.
Kiếm bộn tiền từ “đại siêu thị” Facebook
Facebook - mạng xã hội thu hút người dùng lớn nhất mở ra cơ hội giúp mỗi tài khoản cá nhân hay fanpage đều có thể trở thành kênh bán hàng trực tuyến trong “đại siêu thị” cho hơn 5 triệu người dùng tại Việt Nam và hàng tỷ người dùng toàn thế giới.
Nhà báo thường mắc bệnh gì?
Công việc bận rộn, áp lực, căng thẳng, giờ giấc làm việc thất thường, di chuyển liên tục... là những nguyên nhân gây nhiều loại bệnh mãn tính mà các phóng viên (PV), nhà báo dễ mắc phải.
Cái giá phải trả của phóng viên tháp tùng Tổng thống Mỹ
Đằng sau vẻ hào nhoáng trong những chuyến công du của Tổng thống Obama là hàng loạt những vấn đề đau đầu về chi phí vận hành, công tác phục vụ và nhất là phóng viên tháp tùng…
Hơn 3.000 ngày mở đường xóa nghèo miền Tây xứ Nghệ
Từ thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong ngược lên phía Tây khoảng 30 km theo con đường láng nhựa êm thuận, chúng tôi đến Tri Lễ, một xã biên giới miền Tây xứ Nghệ vốn nổi tiếng cả nước với “ma túy và thuốc phiện”. Kỹ sư Nguyễn Duy An, Phó trưởng phòng 1, Ban QLDA CTGT Nghệ An giới thiệu cho tôi đây là điểm đầu của dự án giai đoạn 2 nhưng cũng là điểm cuối của dự án giai đoạn 1 hoàn thành cách đây gần 5 năm.
Hậu phương bình dị của Ánh Viên
Từ bữa Ánh Viên phá hàng loạt kỷ lục SEA Games, xứ này bỗng nhộn nhịp hẳn lên.
Thấy có khách đến, vẫn nụ cười tươi, anh Nguyễn Văn Tác (cha của Ánh viên) bông đùa: “Lại nhà báo hả, hổm rày tui trả lời phỏng vấn riết rồi thành chuyên nghiệp luôn”.
Chuyện nghề của những phóng viên “chân dài”
Được “đóng đinh” là một nghề vất vả và nguy hiểm, đặc biệt với phái nữ, nhưng nghề báo chưa bao giờ giảm sức hấp dẫn, kể cả với những người đẹp như: Á hậu Thụy Vân, Đinh Ngọc Diệp, Thu Hà...
Vlogger Minh Hải một lòng với bóng đá Việt Nam
Vlog Minh Hải đang rất hot trên mạng xã hội và có sức hút lớn với người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, Báo Giao thông đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Minh Hải (Báo Bóng đá) để hiểu hơn những trăn trở của anh khi thực hiện vlog về bóng đá Việt Nam.
Sự nghiệt ngã của nghề viết
Xét cho cùng nghề viết - bao gồm viết văn và viết báo hoặc những gì liên quan đến chữ nghĩa - nghiệt ngã nhất lại chính ở sự đòi hỏi vô chừng của độc giả. Hiển nhiên người đọc có quyền của một “Thượng đế”, thây kệ người viết sức có hạn, thậm chí thường gặp nguy hiểm. Anh ta đã dám cầm bút là phải chịu mọi phán xét như một thứ định mệnh.
Và nhiều thông tin hấp dẫn khác trên Báo Giao thông số ra hôm nay, mời độc giả đón đọc!
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận