Giáo dục

Không chỉ có bạo lực, đây là điều khiến trẻ bị tổn thương không kém

27/01/2021, 01:00

Lời nói nặng nề, xúc phạm cũng nguy hiểm không kém đòn roi, cha mẹ cần đặc biệt chú ý.

Ai cũng biết đánh đập, mắng mỏ là một hình thức bạo lực, nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng bạo hành lạnh lùng cũng là một cách làm tổn thương trẻ?

Ngôn ngữ là cầu nối giao tiếp giữa con người với nhau, nhưng nếu dùng sai cách nó cũng không khác gì bạo lực bằng đòn roi. Tiếc rằng, nhiều cha mẹ lại không nhận ra điều này rất có hại cho con mình.

img

Ngôn ngữ là cầu nối giao tiếp giữa con người với nhau, nhưng nếu dùng sai cách nó cũng không khác gì bạo lực bằng đòn roi. (Ảnh minh họa)

“Nếu con không đứng dậy, không nghe lời thì mẹ sẽ bỏ đi và mặc kệ!”

Khi một đứa trẻ muốn một cái gì đó, chúng sẽ lăn ra khóc lóc ăn vạ. Lúc này, nhiều cha mẹ sẽ nói những câu đại loại như: “Nếu con không đứng dậy, mẹ sẽ bỏ đi, con có thể nằm đó một mình” hoặc dùng những từ ngữ rất khó chịu, mắng chửi con cái.

Thậm chí, nhiều người lớn khác còn hùa vào nói: “Mẹ mày không thương mày nữa, bà ấy bỏ đi rồi”, nghe vậy trẻ càng khóc lớn còn người lớn thì đứng cười khoái chí.

Mọi người đã quen với những cảnh trên rồi phải không? Đây là hành vi dùng lời nói để uy hiếp, đe dọa trẻ.

Trẻ khóc, ăn vạ mục đích là thu hút sự quan tâm của cha mẹ mình. Vì vậy, thay vì bỏ đi không ngoái lại, cha mẹ nên đứng gần đó quan sát con mình, sau khi chúng khóc lóc đủ kiểu, hãy nói rằng mình không thể đáp ứng yêu cầu của chúng và giải thích lý do.

“Sao con học dốt quá vậy, bài dễ thế mà làm cũng sai”

Cha mẹ nào cũng muốn con mình đạt điểm cao, nên khi trẻ bị điểm kém thường sẽ bị tỏ thái độ không hài lòng ngay.

Trẻ em cũng có lòng tự trọng và mong muốn được tôn trọng. Nếu trẻ sống trong một môi trường mỉa mai trong một thời gian dài, điều đó sẽ làm giảm sự tự tin, khiến trẻ trở nên tự ti và rụt rè.

Thay vì chê trách con cái như vậy, cha mẹ có thể nói rằng: “Bài thi lần này điểm không cao, chúng ta cùng xem thử con đã làm sai ở chỗ nào, là con bất cẩn hay là nắm kiến thức không vững. Nếu con tìm ra nguyên nhân, mẹ tin chắc lần sau điểm số sẽ cao hơn”.

“Sao con nhà người ta giỏi thế mà con lại ngốc thế nhỉ”

Nhiều cha mẹ có thói quen thích so sánh con mình với con nhà người ta. Khi trẻ làm sai điều gì đó sẽ nghe thấy câu quen thuộc: “Nhìn người khác đi!

Cha mẹ thường xuyên chối bỏ nỗ lực của con mình, trẻ sẽ dễ có tâm lý nổi loạn. Hãy suy nghĩ theo một cách khác, nếu con cái thường so sánh chúng ta với cha mẹ của người khác, chúng ta sẽ nghĩ gì? Chắc chắn đó là một cảm giác rất khó chịu.

Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh riêng, đừng so sánh điểm yếu của trẻ với điểm mạnh của người khác. Trong việc sửa chữa những khuyết điểm của trẻ, khuyến khích chúng sẽ hiệu quả hơn là đánh mắng.

“Bố mẹ đang bận, con chơi một mình đi, đừng có làm phiền nữa”

Khi con cái muốn chơi cùng với cha mẹ mình, nhưng họ lại mải mê với công việc hoặc dùng điện thoại, không có thời gian để đáp ứng những đòi hỏi của con cái, khiến trẻ có cảm giác bị bỏ rơi ngay trong chính ngôi nhà của mình.

Thay vì nói thẳng thừng giống như kiểu trẻ đang làm một điều gì đó xấu xa khiến cha mẹ bực bội. Nếu bạn thực sự bận, hãy nói nhẹ nhàng với trẻ mình bận và sẽ chơi với chúng sau khoảng thời gian cụ thể, là 10 phút hay nửa tiếng.

“Con có biết bố mẹ kiếm tiền vất vả thế nào không? Nếu con không học hành cho tốt vào, con không có tương lai đâu”.

Ô tô, nhà cửa, chi phí học hành của con cái… tạo áp lực không nhỏ lên bố mẹ. Không có gì sai khi để trẻ hiểu được hoàn cảnh gia đình mình, khiến chúng siêng năng và trân trọng cuộc sống hơn.

Tuy nhiên, con cái không bắt buộc phải nghe cha mẹ lảm nhảm về những khó khăn của cuộc sống và khó khăn khi kiếm tiền. Những lời này như gông cùm, gài bẫy đứa trẻ, khiến chúng trở nên nhạy cảm và tự ti.

Nếu cha mẹ phàn nàn, đừng nói chuyện với trẻ, không những vô ích mà còn khiến chúng đau lòng. Tốt hơn là nói chuyện với bạn bè hoặc chia sẻ với đồng nghiệp.

Sức khỏe của một người không chỉ phụ thuộc vào cơ thể mà còn phụ thuộc vào tinh thần của họ. Trẻ em trong thời kỳ thơ ấu còn non nớt và cần sự chăm sóc, hướng dẫn của cha mẹ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.