Ông Đinh Xuân Thảo phát biểu thảo luận tại tổ chiều 12/11 |
Trước đó, thảo luận về dự án luật này, ĐB Đinh Xuân Thảo (Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp) đề xuất, với những gia đình có điều kiện có thể nghiên cứu cho phép nộp tiền hoặc làm việc công ích nhất định thay thế nghĩa vụ quân sự. "Việc này cũng góp phần tạo điều kiện để có kinh phí mua sắm, hiện đại hóa quân đội", ông Thảo nói.
Ông Thảo cũng nêu ý kiến, với những trường hợp ra đảo công tác, dạy học, làm bác sỹ... xứng đáng để được coi là đã thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự. Đề cập đến khoản 2 Điều 41 dự thảo Luật, trong đó quy định miễn gọi nhập ngũ đối với thanh niên tình nguyện, cán bộ, công chức, viên chức được cử đến công tác, làm việc tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…, theo ông Thảo, điều này về hình thức đồng nghĩa với việc cho người ta thực hiện nghĩa vụ thay thế.
Tuy nhiên, ĐB Đào Trọng Thi (Hà Nội) lại không đồng tình với quan điểm cho rằng có thể nộp tiền thay thế nghĩa vụ quân sự, thậm chí tỏ ra khá gay gắt. Theo ông Thi, tại sao phải đặt ra khái niệm nghĩa vụ thay thế khi nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc là thiêng liêng.
"Công dân phải dành một thời gian để thực hiện rèn luyện trong quân ngũ. Thời gian đó, họ được đào tạo, huấn luyện sử dụng thiết bị, vũ khí để khi xảy ra chiến tranh có thể chiến đấu được ngay. Nếu quy định nghĩa vụ thay thế thì làm sao có những kỹ năng ấy. Do đó, không thể thay thế nghĩa vụ quân sự. Càng không thể dùng tiền thay thế. Điều này không thể chấp nhận. Anh không gọi người ta là việc của anh. Không thể yêu cầu những người không đi phải đóng tiền. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc không thể mang tiền ra để trao đổi. Ví dụ cho đi lao động công ích thì còn tạm chấp nhận được", ĐB Tp. Hà Nội nói.
ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) cũng đồng tình không quy định nghĩa vụ thay thế mà nên bù đắp về lương, chế độ phụ cấp cho những người làm việc ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
Tiến Minh
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận