ĐB Nguyễn Hữu Cầu phát biểu thảo luận |
Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội ĐB Lưu Bình Nhưỡng góp ý, nghị quyết cần ghi rõ việc thu giữ tài sản đảm bảo chỉ thực hiện với tài sản không có tranh chấp, không bị toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kê biên theo pháp luật. Nếu không quy định, sau này dẫn đến có những tranh chấp.
Tranh luận lại, ĐB Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho rằng, quyền thu giữ tài sản đảm bảo là vấn đề dân sự chứ không phải vấn đề hình sự hay an ninh trật tự, nên cơ quan công an không phải là người đi đòi nợ cho tất cả các tổ chức tín dụng.
ĐB Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) đồng tình với việc cần phải có nghị quyết về xử lý nợ xấu bởi tuy hệ thống ngân hàng đã nỗ lực để xử lý song còn thiếu căn cứ pháp luật đủ mạnh nên chưa xử lý được dứt điểm. Vị ĐB tỉnh Phú Thọ cũng còn băn khoăn có hay không việc vô tình giúp người có trách nhiệm gây nợ xấu được vô can, miễn tội. Do đó, ông kiến nghị cần giải thích rõ trong nghị quyết này về việc không miễn trừ trách nhiệm dù nợ xấu đã được xử lý.
ĐB Lê Thị Thủy (Hải Dương) lại cho rằng, tuy không sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu nhưng bản chất vẫn có tiền của ngân sách Nhà nước trong các hỗ trợ ưu tiên gián tiếp. Cho nên, phải nói rõ bản chất vấn đề này.
Giải trình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho rằng, việc ban hành nghị quyết sẽ không sửa đổi luật khác mà áp dụng như một pháp luật chuyên ngành, đồng thời, cũng không tạo bất cứ đặc quyền hay ưu ái nào cho tổ chức tín dụng. Về các ý kiến đề nghị không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu, Thống đốc cũng cho biết sẽ tiếp thu để điều chỉnh cho phù hợp theo hướng không ảnh hưởng đến Ngân sách Nhà nước.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận