Hồ sơ tài liệu

Kinh hoàng cô gái Việt tại Australia bị đối xử như con vật

27/04/2017, 10:08
image

Nữ du học sinh Việt “bị đối xử như con vật” trong thời gian đi làm khi sang Austarlia 2 năm trước.

Đáng buồn thay.

Đáng buồn thay, những người chủ đối xử tệ bạc với du học sinh Việt lại chính là đồng hương với nhau

Giấc mơ được chào đón tại Melbourne - thành phố hàng đầu thế giới và háo hức chuẩn bị cho quãng thời gian cuộc sống ở đây đã bị vùi dập vì một thực tế vô cùng khắc nghiệt. Nhiều du học sinh Việt đang làm việc và học tập tại Melbourne đã kể lại những câu chuyện kinh hoàng về cuộc sống chật vật để tồn tại ở Australia. 

Du học sinh Việt Nam Aggie Phan (đã được thay đổi tên) kể lại, cô bị đối xử "như con vật" sau khi chuyển tới Australia 2 năm trước. Trao đổi với news.com.au, cô gái Việt chia sẻ, cô phải làm việc 12 giờ/ngày với mức lương 8USD/giờ và chỉ được phép nghỉ duy nhất 5 phút. 

Du học sinh này còn nhớ rất rõ những lúc người chủ bí mật đi theo cô vào nhà vệ sinh. “Mỗi lần tôi đi vào nhà vệ sinh là người chủ lại đi theo tôi để kiểm tra xem tôi ở trong đó bao lâu” - Phan kể.  “Tôi uống rất nhiều nước, đó là thói quen của tôi. Mỗi ngày tôi đều phải đi vệ sinh 3- lần, người chủ không thích thế” - cô nói. 

Du học sinh này không thể trụ lâu với công việc đầu tiên khi vừa đặt chân tới Australia. Cô cho biết, sau 10 ngày đi lang thang, cô nhận mình đã bị lừa gạt . “Tôi cảm thấy rất buồn, họ đối xử với tôi không công bằng” - Phan chia sẻ.

Nhưng, đáng chú ý đây là câu chuyện không phải chỉ một mà rất phổ biến trong giới du học sinh tại Australia. Đài phát thanh SBS thực hiện cuộc điều tra về tình hình những người di dân trẻ bị nhiều người chủ cửa hàng Việt Nam ngược đãi tại Melbourne và phát hiện, họ chỉ được trả 5 USD/giờ, bị đối xử vô cùng tệ bạc.

Bên trong một quán ăn Việt tại Melbourne.

Bên trong một quán ăn Việt tại Melbourne

Cuộc điều tra được thực hiện sau khi một sinh viên nước ngoài kể lại những trải nghiệm kinh hoàng sau khi làm việc tại một nhà hàng ở Melbourne, lên mạng xã hội  Câu chuyện đó đã thu hút hàng trăm lượt bình luận đồng cảm từ rất nhiều người đồng cảnh ngộ.  Nhà sản xuất người Việt Nam, làm việc tại đài SBS, Trinh Nguyen cho biết rất nhiều du học sinh có câu chuyện tương tự như Phan. Thậm chí, có bạn còn bị đối xử tệ bạc hơn. 

Phan cho biết, rất nhiều lần cô đã khóc khi nói chuyện với bố mẹ, giải thích qua điện thoại rằng cô đã quyết định sai lầm khi chuyển tới và làm việc tại Melbourne. “Tôi biết mức lương tối thiểu phải khoảng 17 USD nhưng tôi cần công việc và tôi phải chấp nhận. Họ trả tiền mặt cho tôi nên tôi không có bằng chứng để đối chiếu. Tôi biết, hành động của họ là bất hợp pháp nhưng tôi cần công việc” - cô chia sẻ lý do vì sao biết lương thấp vẫn cố làm. 

Trong cuộc điều tra, SBS đã cài camera ẩn để tìm hiểu nội tình bên trong. Họ cũng đóng giả khách hàng nói chuyện với 20 chủ nhà hàng và phát hiện, không ai sẵn sàng trả hơn 10 USD/giờ. Theo SBS, một người chủ còn nhất quyết giữ lương của nhân viên trong 1 tuần phòng trường hợp nhân viên nghỉ việc.

Khi các phóng viên điều tra nói với một chủ nhà hàng khác rằng đáng lẽ họ phải trả nhân viên 17 USD/giờ thì người này cho biết họ không đủ tiền để trả. 

Theo Aggie, các du học sinh trẻ là đối tượng rất dễ bị bóc lột vì họ cần công việc và họ không hề biết luật pháp Australia cũng như mức lương tối thiểu. Một cựu du học sinh Việt Nam tại Australia, cô Helen Nguyen kể, cô đã làm việc tại nhà hàng trong 3 tuần và được trả chưa đầy 6 USD/ngày. “Người chủ nói tôi quá trẻ và họ rất thương tôi. Vì vậy họ thuê và trả tôi 35 USD/ngày trong thời gian thực tập. Tôi rất hạnh phúc nhưng tôi không biết mức lương tối thiểu tại Australia là 16-17 USD/giờ. “Họ hứa, nếu tôi làm việc chăm chỉ trong thời gian dài, họ sẽ nâng lương. Sau đó tôi mới nhận ra người chủ này đã lừa dối".

Nhà sản xuất tại SBS Olivia Nguyen cho biết: “Số lượng du học sinh trong cộng đồng người Việt bị ngược đãi ngày càng tăng cao”. “Ngạc nhiên hơn, những học sinh này bị chính người chủ là đồng hương của mình ngược đãi, chỉ trả chưa đầy 5 USD/giờ” - cô nói. 

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Châu Á Footscray Wing La nhận định: Vấn đề này do cả 2 bên. Nếu các học sinh nhất quyết không nhận lương thấp so với mức quy định thì vấn đề đó đã không tồn tại. Nói rộng ra, sự việc này cũng phần nào do lỗi từ phía các học sinh. Nó không phải là vấn đề dễ giải quyết. Bởi có một bên không ngại bóc lột và một bên dễ dàng để mình bị bóc lột.

Sau khi bỏ công việc đầu tiên, Phan đã tìm được công việc mới và hiện đang được trả với mức lương 20 USD/giờ

>>>>> Xem thêm video du học sinh Việt từ 20 quốc gia chúc mừng năm mới

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.