Lễ hội kéo dài 3 ngày, cứ 5 năm lại mở hội lớn. Giằng bông – được xem là linh hồn của lễ hội, thể hiện sức mạnh của làng, được diễn ra vào ngày thứ 2, sau lễ tế và rước thành hoàng làng vào đình.
Ông Nguyễn Như Yên, Sơn Đồng – Hoài Đức (Hà Nội), người trực tiếp vót cây bông năm nay cho biết:” Người vót bông phải đúng 50 tuổi, cây tre được chọn để vót bông phải đạt yêu cầu 5 đốt, 4 gióng, chiều cao từ 1,15m tới 1,27m, cây tre đang trong độ bánh tẻ. Trước khi chặt tre để vót bông, người dân trong làng phải xem ngày, giờ cho thật cẩn thận”.
Ai đoạt được cây bông sẽ được rước về nhà báo cáo với tổ tiên ông bà như một niềm tự hào, để vượt qua hàng trăm trai tráng khỏe mạnh và bền bỉ đòi hỏi người thanh niên giành được bông phải có sức khỏe tốt, chịu được sự xô đẩy, thậm chí là những đòn va đập mạnh.
Sự tích giằng bông gắn liền với thời Hai Bà Trưng – những năm 40 sau Công nguyên. Sau khi Hai Bà Trưng tự vẫn trên dòng sông Hát sau trận chiến quân Mã Viện, nhân dân Sơn Đồng lập đình thờ Thành hoàng làng. Trong đình hiện còn lưu giữ yếm thắm, áo đào. Hai bên thanh phong có hai hình phượng hoàng, lúa và binh khí.
Sau đây là một số hình ảnh Báo Giao thông ghi lại về lễ hội có một không hai này.
Đoàn rước cây bông tiến vào đình làng |
Người cao tuổi trong làng đang thực hiện các nghi lễ trong lễ hội |
Giành giật và chen chúc, ai cũng ming có được cây bông |
Không chỉ giằng bông mới chen chúc, người quay phim cũng cố chen bằng được |
Không khí giằng bông diễn ra quyết liệt và đầy hào hứng |
Những chiếc dép bị rơi của những người giằng bông |
Do sân đình quá đông, lũ trẻ con phải trèo lên bờ tường để theo dõi không khí náo nhiệt của giằng bông |
Người duy nhất cầm cây bông lên khỏi đám đông sẽ là người thắng cuộc |
Cận cảnh cây bông |
Lâm Hà
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận