Phố mang tên 8/3 giữa lòng Hà Nội
Từ năm 2010, phường Thanh Nhàn, xuất hiện một con phố có tên đặc biệt - Phố Mùng 8/3. Hà Nội quyết định đặt cái tên rất ý nghĩa này cho con phố nhỏ, hẹp ở bờ tây sông Kim Ngưu để kỉ niệm một thời "vàng son" của Nhà máy Dệt 8/3 được xây dựng nơi đây.
Năm 1960, nhà máy Dệt 8/3 chính thức bắt đầu xây dựng và ngày 8/3/1965, nhà máy được cắt băng khánh thành để chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ.
Kể từ khi thành lập và trong suốt thời kỳ chống Mỹ cứu nước, nhà máy Dệt 8/3 luôn đi đầu trong phong trào thi đua sản xuất, cung ứng cho tiền tuyến, đồng thời làm tốt công tác hậu phương, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Mặc dù, trong nhà máy dệt 8/3 có đến 70% là phụ nữ, gặp nhiều khó khăn, nhưng các chỉ tiêu được giao đều hoàn thành xuất sắc, nhiều cá nhân, đơn vị được phong tặng anh hùng.
Nhưng bước vào những năm kinh tế thị trường, Nhà máy Dệt 8/3 sản xuất đi xuống vì cạnh tranh, chậm tiến bộ trong công nghệ. Đến nay, nhà máy Dệt đã giải thể ở Hà Nội, và được chuyển sang địa bàn Hưng Yên nhưng không còn được như thời hoàng kim của nửa thế kỉ trước.
Hiện nay, để ghi nhớ công lao to lớn của nhà máy dệt, ghi nhớ sự hi sinh của người phụ nữ, các trường mầm non, chợ, khu tập thể, trạm y tế đều mang tên 8/3.
Một số hình ảnh về phố 8/3 hiện nay
|
Trường mầm non 8/3 đã được phong là đơn vị anh hùng, góp công sức lớn đối với nhà máy dệt 8/3 |
|
Hà Nội đã xây dựng những khu tập thể 8/3 để công nhân nhà máy dệt sinh hoạt |
|
Vào mỗi buổi sáng, phố 8/3 họp chợ sinh động đến lạ thường |
|
Những ngày này, công nhân nhà máy dệt 8/3 ngồi lại với nhau ôn lại kỉ niệm xưa |
|
Cuộc sống bình dị của công nhân Dệt 8/3 |
|
Phút nghỉ ngơi của người dân sau buổi làm việc mệt nhọc |
|
Học sinh tự hào khi đi trên phố 8/3, nơi ghi dấu một thời vàng son của nhà máy dệt |
|
Những ngày này, hoa được bày bán rất nhiều trong mọi ngõ ngách của phố 8/3 |
|
Các dịch vụ mọc lên trong ngõ, phục vụ nhu cầu của người dân |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận