TIN LIÊN QUAN |
---|
Một đứa trẻ đang chơi trên cánh máy bay |
Sân bay quốc tế Goma - một thời là điểm trung chuyển cho các lực lượng quân sự của Cộng hòa dân chủ Congo - lại được tận dụng làm một sân chơi tạm thời cho đám trẻ địa phương. Đối với người dân sống ở đây, những sự đối lập là điển hình của khu vực từng một thời bị xung đột.
Michael Christopher Brown, một phóng viên ảnh đã chụp lại những bức ảnh về sân bay Goma từ khi còn hoạt động cho biết: “Đối với tôi, nó ghi lại khoảnh khắc trải nghiệm có một không hai ở Congo. Một mặt, sân bay Goma từng là địa điểm rất rùng rợn trong các bản tin thời sự vì những sự kiện hãi hùng đã từng diễn ra. Những cũng có những điều tốt đẹp đã xảy ra ở đó, trái ngược hoàn toàn với sự rùng rợn mà mọi người vẫn được nghe nói đến”.
Nơi đây từng trải qua nhiều năm chiến tranh và một vụ núi lửa phun trào năm 2002. Nhiều khu vực của thành phố và cả sân bay Goma đều có những vết tích của chiến tranh hay vết tích của dung nham núi lửa. Khi núi lửa Nyirangongo phun trào, khoảng 100 cư dân đã vội vàng di chuyển những chiếc máy bay trước khi dòng dung nham lan tới.
Mặc dù sân bay Goma về cơ bản đã đóng cửa, nhưng đối với những người dân địa phương, nơi đây giống như một “công viên” sinh động. “Khi ở đó, tôi đã thấy một đứa trẻ đi qua những chiếc máy bay. Thu thập các phần và tháo dỡ các động cơ để lấy các sợi dây kim loại. Horeb, một người mà tôi hỏi đã nói rằng, những vật liệu này sau đó được bán ngoài đường để tái chế thành các sản phẩm khác. Một khối thép lớn có thể được sử dụng để làm bếp lò, dây kim loại được sử dụng trong các đồ điện tử khác. Mọi thứ được tái chế theo cách đó”, phóng viên Brown kể lại.
Phóng viên ảnh Brown đã ở Goma khi các phiến quân M23 giành được thành phố từ tay quân Chính phủ. Dù khu vực này bị phiến quân điều hành, nhưng nó không ngăn được những đứa trẻ chơi ở đây. Nếu không có máy bay nào tới, các phiến quân sẽ cho người dân làng vào trong khu vực sân bay. Tuy nhiên, những phóng viên, nhà báo như Brown lại không được tiếp cận khu vực này.
Khi các phiến quân bị quét sạch khỏi thành phố, có một thời gian ngắn sân bay này không bị kiểm soát trước khi lực lượng Chính phủ Congo (FARDC) tới, và Brown đã chớp cơ hội. “Thực sự, những bức ảnh này là độc nhất, vì việc tiếp cận sân bay rất khó khăn. Tôi đã thấy một lối đi nhỏ khi không có ai kiểm soát sân bay. Tôi đã thấy những đứa trẻ chạy đùa bên trong và quyết định cố thử một lần nữa trước khi tôi bị chặn lại. Và lần đó tôi đã thành công”.
Theo lời của Brown, từ sau “chuyến thăm đầu tiên” đó, một bức tường đã được dựng xung quanh sân bay. “Sau đó, một buổi chiều, chúng tôi không thể vào đó được nữa. Với những bức tường này, tôi không chắc là liệu những đứa trẻ có còn được phép ở đó nữa không, vì tôi không thể thấy chúng”.
Hà Ngọc
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận