Dướng |
Dướng là loại cây to sống lâu năm, cao thông thường từ 10-16m, vỏ thân cây nhẵn màu nâu tro, lá đơn, mép có răng cưa, đầu lá nhọn, mặt dưới có lông dính, cụm hoa đực dạng bông dài, mọc ở ngọn cành, cụm hoa cái hình đầu nhiều hoa phủ đầy lông, quả mọng có đường kính tới 3cm, chín đỏ rất mềm.
Theo Đông y, lá dướng có vị ngọt, tính hàn, công dụng trị tả, cầm máu, làm thuốc nhuận tràng sử dụng cho trẻ em, nấu xông chữa cảm mạo. Vỏ, rễ cây dướng có vị ngọt, tính bình, lợi tiểu, tiêu sưng, chữa lỵ, cầm máu. Nhựa của cây dướng có tính chất sát khuẩn nên thường được sử dụng để đắp lên các vết thương do ong đốt, chó cắn hoặc còn đắp cho cả vết rắn cắn… Quả của cây dướng Đông y còn gọi với tên là chử thực tử và cho rằng vị ngọt, tính lạnh, không độc đi vào các kinh tỳ và tâm, có công hiệu bổ thận, thanh can, minh mục, lợi tiểu.
Chữa cảm ho, lưng gối mỏi, nóng xương cốt, choáng đầu, mắt mờ, mộng răng sưng: Lấy quả dướng 9-15g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Cần uống liền 7-10 thang.
Chữa mỏi cơ, phù thũng: Vỏ rễ cây dướng 9-15g, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang, chia 2-3 lần, cần uống 5-7 thang.
Chữa viêm ruột, lỵ, thổ huyết, xuất huyết tử cung: Lấy lá dướng tươi 50-100g, giã vắt lấy nước cốt uống ngày 2 lần.
Máu cam chảy nhiều không dứt: Lấy một lượng lớn lá dướng giã nhỏ vắt lấy 2-3 lít nước cốt uống hết trong ngày sẽ dứt.
Trị phong độc đau như dùi đâm, mình ngứa: Lấy lá dướng đun nước tắm, kết hợp giã cành lá vắt lấy nước cốt mà uống.
Trị tứ chi đau, các khớp đau do phong (thấp khớp): Lấy lá dướng non ăn thường xuyên như là ăn các loại rau khác.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận