Thế giới

Lại lo Thế chiến 3 năm 2017

19/12/2016, 15:53
image

Thêm một nhà phân tích cho rằng trong năm 2017, chiến tranh thế giới thứ 3 có thể xảy ra sau xung đột.

Nguyentu 2

Chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ bùng nổ vào năm 2017?

National Interest ngày 17/12 vừa qua đã đăng tải bài phân tích của Robert Farley, phó giáo sư Trường ngoại giao và thương mại quốc tế Patterson (Mỹ), nhận định về 5 địa điểm có khả năng kích hoạt Thế chiến 3 trong năm 2017.

Bán đảo Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nói rằng thách thức lớn nhất và đầu tiên đối của chính quyền Donald Trump hiện tại là đưa ra được cách thức đối phó có hiệu quả đối với Triều Tiên.

Hiện tại, Triều Tiên đang tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân, chế tạo tên lửa đạn đạo nguy hiểm hơn, bất chấp khó khăn về kinh tế và bị quốc tế cô lập.

Về phía Hàn Quốc, quốc gia này cũng đang rơi vào bất ổn sau bê bối chính trị của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.

Theo phó giáo sư Farley nhận định, chiến tranh thế giới thứ 3 có thể khơi mào tại bán đảo Triều Tiên với nhiều kịch bản.

Kịch bản đầu tiên là Mỹ có thể sẽ tiến hành tấn công phủ đầu nhằm ngăn Bình Nhưỡng đạt được tiến bộ trong việc chế tạo vũ khí. Trường hợp thứ hai là Triều Tiên tự sụp đổ, gây ra tình trạng hỗn loạn.

Và cũng giống như Chiến tranh Triều Tiên năm 1950, xung đột trên bán đảo Triều Tiên sẽ kéo theo Trung Quốc, Nga và thậm chí cả Nhật Bản tham gia. Như vậy, một cuộc chiến mang tầm thế giới có thể sẽ khởi đầu từ đây.

Syria

Chiến thắng mới đây của Nga ở Aleppo, Syria đã mở đường để chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đưa cuộc nội chiến sang một giai đoạn mới.

Trong khi đó, Mỹ đã từ chối can thiệp vào Aleppo đồng thời tập trung quân hỗ trợ quân đội Iraq giải phóng Mosul, thành phố lớn nhất ở quốc gia này do Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chiếm giữ.

Ông Farley nói rằng chính quyền Obama duy trì lập trường không thách thức Nga và trong tương lai, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cũng không có lý do để đối đầu với Nga.

Tuy nhiên, đối với các hoạt động ở Syria, Nga và Mỹ nhiều khi vẫn có những lần “dẫm chân nhau”.

Một minh chứng cụ thể là khi Mỹ không kích “nhầm” vào Deir Ezzor đã khiến 62 binh sĩ Syria thiệt mạng, làm căng thẳng thêm mối quan hệ Nga-Mỹ ở Syria.

Kịch bản tương tự xảy ra có thể khiến cho hai cường quốc có động thái đáp trả lẫn nhau. Sự hiện diện của nhiều nhóm khủng bố, phe ly khai theo đuổi mục đích khác nhau cũng càng khiến cho tình hình trở nên phức tạp hơn.

“Chiến tranh” mạng

Tác giả bài viết cho rằng Mỹ, Nga hay Trung Quốc hiện nay không ở trong tình trạng “chiến tranh” mạng mặc cho việc Nga đang bị cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ hay Trung Quốc bị tố đánh cắp bí mật quân sự từ công ty Mỹ.

Cho đến hiện tại, không ai có thể khẳng định rằng liệu Mỹ có đáp trả “hành động gây hấn” của Nga và Trung Quốc trong môi trường không gian mạng hay không.

Nhưng kể cả khi trở tành hiện thực, những cuộc tấn công như vậy khá giới hạn, chỉ thành công được một lần.

Tuy nhiên, nếu Nga hay Trung Quốc nghĩ rằng có thể qua mặt Mỹ mà không lo sợ bị trả đũa thì Washington hoàn toàn có thể phản ứng, kéo các cường quốc vào vòng xoáy căng thẳng này tạo nên một cuộc chiến lớn.

Xem thêm video:

Nam Á

Ngay sau khi đắc cử, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump được cho là sẽ tiếp tục chính sách của những người tiền nhiệm, thắt chặt mối quan hệ Mỹ-Ấn Độ.

Tuy nhiên, cuộc điện đàm giữa ông trump và Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã xóa tan những nhận định này. Ông Trump dường như muốn đóng vai trò trung gian hòa giải trong tranh chấp Kashmir, quan điểm như vậy có phần bất lợi cho Ấn Độ.

Các nhà phân tích ở Ấn Độ và Mỹ lo ngại, New Delhi có thể cảm thấy phải tăng cường đề phòng trước Pakistan, bằng cách chuẩn bị hoạt động quân sự gần khu vực biên giới.

Nếu như hai bên quyết đối đầu thì Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ bị kéo vào cuộc xung đột này.

Biển Baltic

Vào năm 2017, Nga đã tạo nên một mối lo sợ lớn cho phương Tây khi có mặt nhiều hơn ở khu vực biển Baltic.

Bên cạnh đó, những tin đồn về việc Nga bí mật giúp đỡ ông Trump đắc cử cũng đã dấy lên trong vài tuần qua gây nhiều tranh cãi.

Trước những động thái của Nga, ông Trump lại không cam kết sẽ tăng cường an ninh cho khối NATO như chính quyền Obama hiện tại. Điều này có thể khiến các nước châu Âu buộc phải tự mình tăng cường ngân sách quốc phòng, trước mối đe dọa từ Nga.

Theo ông Farley, trong giai đoạn ngắn hạn, sự hiểu lầm là hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó, Nga có thể đánh giá thấp toan tính của ông Trump đối với châu Âu và có những hành động khiến xung đột nổ ra.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.