Hàng triệu người chết và bị thương mỗi năm trong các vụ tai nạn giao thông có liên quan đến bia rượu |
Nga: Mỗi năm 28.000 người chết vì TNGT
Có 6 yếu tố chính dẫn đến TNGT: Đi quá tốc độ, uống rượu bia, không cài dây an toàn, không sử dụng các biện pháp an toàn cho trẻ em, không đội mũ bảo hiểm, sử dụng điện thoại di động.
Nhằm giảm bớt con số thương vong và ngăn chặn tình trạng uống rượu, bia khi lái xe, năm 2012, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố áp dụng những hình phạt nghiêm khắc, với mức án thấp nhất là 5 năm tù, cao nhất là 15 năm tù công thêm khoản tiền phạt 500.000 ruble. Trước đó, tháng 9/2012, tại Moscow, một lái xe trong tình trạng say rượu, không làm chủ được tốc độ lao xe vào một trạm chờ xe buýt khiến 7 người chết, trong đó có 5 trẻ em. Người lái xe này trước đó đã từng dính án phạt giao thông liên quan đến bia rượu và đã từng bị tước bằng lái một năm
"Cứ 20 giây trên thế giới lại có một người chết vì bia rượu và trong số này có rất nhiều người đang tham gia giao thông”, ông Shekhar Saxena - Giám đốc Trung tâm Sức khỏe tâm thần và các chất gây nghiện của WHO |
Ông Medvedev nói rằng, Nga là nước có tỷ lệ người tử vong cao nhất thế giới, khoảng 28.000 người mỗi năm – đây là một con số kinh hoàng. Và việc tăng nặng mức phạt là nỗ lực của chính phủ nhằm giảm số người chết vì tai nạn giao thông.
Năm 2010, khi còn làm Tổng thống, ông Dmitry Medvedev từng có kế hoạch cai rượu cho các bợm nhậu, bằng luật chống nghiện rượu và một trong các biện pháp đó là tăng giá rượu. Ông Medvedev nói rằng tệ rượu chè là điều xấu hổ của đất nước.
Ngoài ra, mỗi năm, tai nạn giao thông gây thiệt hại kinh tế cho nước Nga trên 11 tỷ USD.
Nga cũng đang nghiên cứu về dự luật có nội dung thu giữ phương tiện trong trường hợp lái xe say xỉn, không có bằng lái, vi phạm nồng độ cồn. Cuối năm 2013, dự luật này đã được trình lên Duma Quốc gia Nga. Và đến nay dự luật này vẫn đang được xem xét, theo Interfax.
Kinh hoàng những vụ tai nạn vì bia rượu
Hồi năm 2014, một vụ tai nạn do lái xe say rượu gây ra tại Kamień Pomorski (Ba Lan) khiến 6 người thiệt mạng. Sau đó vài ngày, tại thành phố Łódź cũng của Ba Lan một vụ tai nạn cũng liên quan đến rượu khác nhưng là tàu điện. Chiếc tàu điện đã không dừng lại trước đèn đỏ, đâm thẳng vào một nhóm người đang qua dường khiến 2 phụ nữ thiệt mạng tại chỗ. Đi thêm đoạn nữa, tàu điện lại tông vào đuôi một chiếc ô tô, khiến nó văng lên vỉa hè và va vào một người đi bộ, khiến người này thiệt mạng, còn lái xe trong ô tô thương nặng. Người lái tàu, có thể sẽ phải ngồi tù lên tới 12 năm.
Ngay hôm sau, Thị trưởng TP. Łódź ra lệnh tất cả các nhân viên lái tàu, xe khách sẽ phải bị kiểm tra nồng độ cồn thường xuyên, chứ không thỉnh thoảng như hiện này, tiến tới sẽ áp dụng cho các các xe hơi cá nhân.
Thủ tướng Donald Tusk của Ba Lan (nay là Chủ tịch Hội đồng châu Âu) đã yêu cầu soạn thảo những quy định chặt chẽ và nghiêm khắc nhằm hạn chế tối thiểu những tai nạn giao thông liên quan đến bia rượu. Hiện, dư luận vẫn cho rằng những biện pháp trừng phạt vẫn còn nhẹ đối với những lái xe say rượu gây tai nạn chết người.
Tại Pháp, 40% các trường hợp tai nạn và 4.000 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan đến sử dụng rượu. Ở Thái Lan là 62%.
Theo số liệu Cục An toàn giao thông đường bộ quốc gia Mỹ: Số vụ tai nạn giao thông xe mô tô liên quan đến rượu, chiếm 41%. Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật nước này cũng cho biết 5 năm qua, có 2.335 trẻ em chết trong các vụ tai nạn giao thông, 68% trong số đó được chở bởi những người lái xe sử dụng rượu bia
Tại Thuỵ Điển, hơn 50%, số người chết do tai nạn giao thông do lái xe có sử dụng rượu bia. Tại New Zealand, rượu bia gây ra 25% số vụ chết người trong các vụ tai nạn giao thông; trong số nạn nhân độ tuổi từ 20-24, chiếm 29%.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận