Hầu hết các cặp vợ chồng đều biết rằng, điều trị vô sinh sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tình cảm của họ. Nhưng nhiều người lại không chuẩn bị cho ảnh hưởng của nó đối với sự “gần gũi”. Việc quá chú trọng vào khả năng mang thai có thể làm giảm đáng kể ham muốn và hung phấn ở phụ nữ. Đồng thời, đẫn đến cả rối loạn chức năng tình dục ở phái nam.
Nguyên nhân dẫn đến mất hứng thú tình dục
Tính tự phát không còn nữa
Trong thời gian điều trị vô sinh, ham muốn không còn là lý do chính để hai người “gần gũi”. Thay vào đó, đồng hồ, nhiệt kế, thuốc và các xét nghiệm sẽ chi phối việc khi nào là thời điểm “quan hệ” tốt nhất. Các cặp vợ chồng hiếm muộn thực hiện cuộc “yêu” để tăng tối đa khả năng thụ thai trong thời kì rụng trứng, tăng số lương tinh trùng, làm “chuyện ấy” ở những vị trí tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tinh trùng gặp trứng.
45% các cặp vợ chồng gặp khó khăn với việc “quan hệ” trong thời kì vô sinh. Việc ân ái mà chỉ quan tâm đến khả năng thụ thai sẽ dẫn đến căng thẳng ở cả hai phía. Nam giới dễ bị rối loạn cưng dương còn phụ nữ thì mất đi ham muốn của mình.
Sự can thiệp của y học vào chuyện “yêu”
Thuốc kích thích rụng trứng, thay đổi độ axit của âm đạo hoặc làm tăng độ dày niêm mạc tử cung thường gây ra tâm trạng bất thường ở phái nữ và làm giảm ham muốn. Đến một thời điểm nào đó của quá trình can thiệtpnày, cơ thể bắt đầu mệt mỏi, hoạt động một cách máy móc để tạo ra “sản phẩm” chứ không còn là cảm xúc thông thường.
Những thay đổi về định nghĩa “yêu” ở cả hai phía
Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ điều trị vô sinh thường có tâm trạng thất thường. Đàn ông có thể bắt đầu cảm thấy thiếu tự tin về bản thân nếu không thể cùng nhau tạo ra một đứa trẻ. Việc có thai bằng các biện pháp can thiệp như cấy ghép, thụ tinh trong ống nghiệm sẽ khiến các cặp vợ chồng cảm thấy bản thân là kẻ thất bại trong việc “yêu”.
Cách cải thiện ham muốn trong và sau điều trị vô sinh
Thừa nhận cuộc khủng hoảng
Vô sinh thường là bài kiểm tra đầu tiên đầy bất ngờ về sinh lực cũng như kĩ năng đối phó ở cả hai phía. Tình dục và sự kết nối tình cảm về bản chất không thể tách rời. Cặp đôi phải chấp nhận con đường mang thai của mình phức tạp hơn so với nhiều cặp đôi khác, cho phép nhau bày tỏ quan điểm và cảm nhận cá nhân. Từ đó, có thể thấu hiểu nhau hơn và trấn an, động viên nhau duy trì mối quan hệ.
Không để người khác can thiệp vào câu chuyện của mình
Các cặp vợ chồng phải biết che chắn, bảo vệ nhau trước những phán xét hay bình luận ác ý. Hãy lựa chọn người đủ tin tưởng để chia sẻ câu chuyện và kế hoạch của mình. Tốt hơn hết là nên nghe theo tư vấn và đồng thời chia sẻ với bác sĩ về những khó khăn hai người gặp phải trong quá trình điều trị.
Tách biệt việc “quan hệ thân mật” với việc sinh con
Cách tốt nhất là phân chia rõ ràng khu vực “yêu đương” trong nhà của bạn. Hãy đặt giường là vị trí để bạn cố gắng mang thai và vui vẻ “yêu” trên đi văng, thảm hoặc đặt phòng khách sạn – bất cứ nơi nào khiến bạn giảm bớt cảm giác “phải mang thai”. Cố gắng có một trải nghiệm thú vị mỗi tháng để có thể kết nối, trấn an nhau về tình yêu mà không bị áp lực về kết quả.
Chia sẻ cảm xúc của bạn
Đừng cố tỏ ra mạnh mẽ với “đối tác” của bạn. Hãy cởi mở về những lo lắng và nỗi sợ hãi của đối tác và bản thân. Nếu rơi vào cuộc “yêu” với một người hay phàn nàn, thậm chí là chỉ trích thì sẽ khiến mối quan hệ đi chệch hướng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận