Theo thông tin từ hãng AFP, ngày 4/9 chia sẻ với đài phát thành RTL, lãnh đạo đảng Liên đoàn của Italy - Matteo Salvini bình luận rằng các lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ mà phương Tây áp đặt với Nga không hiệu quả.
“Nhiều tháng đã trôi qua và người dân châu Âu đang phải trả gấp 2,3, thậm chí 4 lần giá trị hoá đơn chi phí sinh hoạt. Và sau 7 tháng, cuộc chiến vẫn tiếp tục, Liên bang Nga vẫn có nguồn tiền dồi dào”.
Trong khi đó, kể từ khi chiến sự nổ ra tại Ukraine, vì trước khi xung đột nổ ra, EU phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung khí đốt từ Nga, giá năng lượng phi mã, khiến nền kinh tế nhiều nước trong Liên minh châu Âu gặp khó khăn.
Lãnh đạo đảng Liên đoàn của Italy - Matteo Salvini từng làm Phó Thủ tướng Italy trong thời gian ngắn 2018-2019
Cũng trong cuộc phỏng vấn với RTL, ông Salvini nhấn mạnh: "Giống như trong trường hợp của đại dịch Covid-19, chúng tôi yêu cầu châu Âu bảo vệ bằng cách bồi thường để thanh toán những hóa đơn mà các gia đình phải trả thêm, nếu không chúng ta có nguy cơ mất 1 triệu việc làm trong tháng 9".
Sau đó, trong một cuộc tranh luận trên diễn đàn kinh tế được tổ chức tại Cernobbio, miền Bắc Italy, ông Salvini nhấn mạnh hơn các bình luận trên khi cho rằng: “Chúng tôi cần “tấm khiên” của châu Âu”.
“Nếu chúng ta muốn tiếp tục trừng phạt, thì hãy làm bởi vì chúng ta đều muốn bảo vệ Ukraine nhưng tôi không muốn các lệnh trừng phạt thay vì gây ảnh hưởng tới bên bị trừng phạt lại làm tổn hại tới chính chúng ta” – ông Salvini nói và tỏ vẻ hoài nghi rằng châu Âu có lẽ đã tính toán sai lầm.
Theo ông, cần phải nghĩ lại chiến lược này để bảo vệ việc làm và các doanh nghiệp tại Italy.
Những bình luận của ông Salvini đã làm dấy lên cuộc tranh cãi không nhỏ trong nội bộ Italy. Ông Enrico Letta, lãnh đạo Đảng Dân chủ - một trong những đối thủ chính trong cuộc bầu cử Quốc hội Italy, cho rằng những bình luận này là vô trách nhiệm, có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng tới Italy, tới uy tín và vai trò của Italy tại châu Âu.
Đây không phải lần đầu tiên ông Salvini lên tiếng phản đối lệnh trừng phạt. Trước đây, năm 2018, khi là Phó Thủ tướng Italy, ông Matteo Salvini khẳng định luôn quan tâm tới việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt chống Nga và sẽ tiếp tục đi theo quan điểm này bởi ông cho rằng các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) chống lại Nga không có ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị, xã hội hay văn hóa.
EU áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn chống lại Nga lần đầu tiên vào năm 2014, trong bối cảnh bùng phát cuộc xung đột tại Ukraine và Nga sáp nhập bán đảo Crimea sau khi có kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý.
Trong khi Hội đồng châu Âu đã gia hạn các biện pháp trừng phạt chống Nga đến tháng 01/2019, rất nhiều chính trị gia châu Âu, bao gồm các chính trị gia Italy, đã kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt với lý do chúng gây tổn hại cho chính nền kinh tế EU.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận