Theo đó, tỉnh Lào Cai có 2 cặp cửa khẩu quốc tế được mở và nâng cấp là cửa khẩu Mường Khương - Kiều Đầu (Vân Nam) và Bản Vược (Bát Xát) - Pả Sa (Vân Nam).
Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai có 6 lối thông quan, gồm: Bản Quẩn - Sơn Yêu thuộc cặp Cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai (Lào Cai) - Hà Khẩu (Vân Nam), Na Lốc - Mã Hoàng Pao thuộc cặp Cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai (Lào Cai) - Hà Khẩu (Vân Nam), Lồ Cồ Chin - Lao Kha thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Mường Khương (Lào Cai) - Kiều Đầu (Vân Nam), Lũng Pô - Lũng Pô Chải thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Bản Vược (Lào Cai) - Pả Sa (Vân Nam) và Y Tý - Ma Ngán Tý thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Bản Vược (Lào Cai) - Pả Sa (Vân Nam).
Cũng theo quy hoạch này, Chính phủ sẽ ưu tiên đầu tư các tuyến đường giao thông liên vùng kết nối đến các cửa khẩu quan trọng như tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai kết nối Cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai; xây dựng tuyến đường sắt Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai, kết nối với Trung Quốc tại Cửa khẩu quốc tế đường sắt Lào Cai và đi châu Âu.
Ngoài ra, đầu tư có định hướng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, đồng bộ nhằm hình thành hệ thống cửa khẩu xanh, sạch với mục tiêu thông quan nhanh chóng, hiệu quả, cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn của từng loại hình cửa khẩu theo quy định của Chính phủ.
Hình thành các khu vực cửa khẩu biên giới có hoạt động thương mại, logistics, du lịch và dịch vụ phát triển tương xứng với tiềm năng và nhu cầu giao thương giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam và Trung Quốc.
Theo ông Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, việc nâng cấp Cửa khẩu Mường Khương thành Cửa khẩu quốc tế, mở mới Cửa khẩu quốc tế Bản Vược và mở 6 lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu, là 1 trong 4 trụ cột tăng trưởng của Lào Cai: Kinh tế cửa khẩu, du lịch, nông - lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến, chế tạo.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận