Khám phá

Lịch trình chi tiết của hiện tượng nguyệt thực 2018

27/07/2018, 09:22

Rạng sáng 28/7/2018 sẽ xảy ra hiện tượng nguyệt thực 2018. Dưới đây là lịch trình chi tiết của hiện tượng này.

kul_news_26july-lunareclipse

Sự biến đổi của mặt trăng khi có nguyệt thực

Rạng sáng 28/7/2018 hiện tượng nguyệt thực 2018 hay còn gọi là nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ sẽ xảy ra. Nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam sẽ được chứng kiến sự kiện đặc biệt này.

Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng Mặt trời - Trái đất - Mặt trăng sắp xếp đúng thứ tự theo một đường thẳng. Lúc này, Mặt trời sẽ chiếu sáng Trái đất và Mặt trăng bị khuất bóng.

Tổng thời lượng của hiện tượng này lên tới hơn 6 tiếng đồng hồ, bắt đầu lúc 0 giờ 14 phút khi mặt trăng tiến vào vùng nửa tối và kết thúc lúc 6 giờ 28 phút. Trong đó, thời gian Mặt trăng hoàn toàn chìm vào vùng bóng tối của Trái đất sẽ kéo dài từ 2 giờ 30 phút đến 4 giờ 13 phút.

Lịch trình chi tiết của nguyệt thực 2018 sẽ diễn ra như sau:

00h14: Nguyệt thực nửa tối bắt đầu

01h24: Nguyệt thực một phần bắt đầu

02h30: Nguyệt thực toàn phần bắt đầu

03h21: Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại

04h13: Nguyệt thực toàn phần kết thúc

05h19: Nguyệt thực một phần kết thúc

05h35: Mặt trăng lặn

06h28: Nguyệt thực nửa tối kết thúc

Cùng thời điểm xảy xa nguyệt thực, mưa sao băng Delta Aquarids với cực điểm vào ngày 28-29/7 cũng sẽ là một hiện tượng thú vị. Một số sao băng đầu tiên của Perseids, mưa sao băng lớn nhất hàng năm sẽ xuất hiện.

Để theo dõi hiện tượng này, nơi quan sát cần thoáng đãng, bầu trời trong, không mây và không mưa.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn Trung ương, điều kiện ít mây, không mưa chỉ có ở các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Nam Bộ, đặc biệt là khu vực ven biển Trung Bộ và Nam Bộ. Nhiệt độ khoảng 25-28 độ C. Đây được cho là khu vực lý tưởng để quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần cùng mưa sao băng lớn nhất trong năm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.