Hàng chục nghìn người cố gắng vượt Địa Trung Hải từ đầu năm đến nay |
Theo các báo cáo của Liên minh Châu Âu (EU), 40.000 người tị nạn sẽ được phân bổ hạn ngạnh cho các nước thành viên trong EU. Chính phủ Anh cho biết sẽ không tham gia vào kế hoạch này.
Đề xuất hạn ngạch nhằm tái định cư những người tị nạn, vấp phải những tranh cãi trong một số quốc gia EU như Pháp, Tây Ban Nha, Hungary, Slovakia và Estonia. Theo đó, EU đồng thuận tiếp nhận 20.000 người tị nạn bên ngoài các quốc gia châu Âu.
Liên Hợp Quốc ước tính hơn 1.800 người di cư thiệt mạng trên biển Địa Trung Hải vào năm 2015, tăng 20 lần so với cùng kỳ năm 2014 và hơn 60.000 người khác may mắn được cứu thoát. Tại các quốc gia như Syria, Eritrea, Nigeria và Somalia, người dân đang cố gắng để thoát khỏi xung đột, đói nghèo.
Ngày 27/5, Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch chi tiết về chương trình châu Âu bàn về vấn đề người di cư. Trong đó, nhấn mạnh kế hoạch nhằm ngăn chặn nạn buôn bán người trái phép ở Libya. Reporter Gavin Lee, phóng viên BBC cho biết vấn đề gây tranh cãi nhất là hệ thống hạn ngạch bắt buộc, theo đó tất cả 28 nước trong Liên minh Châu Âu (trong đó có Anh) đều sẽ phải tiếp nhận người tị nạn hiện tại ở Ý, Hy Lạp và Malta.
Liên Hiệp Quốc kêu gọi khối châu Âu gia sức giúp đỡ những người di cư |
Bộ trưởng Bộ Phát triển quốc tế Anh - Justine Greening lên tiếng chỉ trích kế hoạch này. Bà cho rằng điều này sẽ khuyến khích nhiều người nhập cư trái phép sẵn sàng lênh đênh vượt biển để mong thay đổi cuộc sống. Ông Zeid Ra"ad al Hussein - Uỷ ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết quy chế phân bổ hạn ngạch của châu Âu giúp tái định cư người tị nạn "hoàn toàn không thoả đáng so với mức độ ngày một tăng cao của người di cư hiện nay. Có hơn 7.000 người được cứu thoát trên biển Địa Trung Hải trong ba ngày đầu tháng 5", ông chia sẻ.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc ông Ban Ki-moon kêu gọi châu Âu "tăng cường hơn nữa" chung tay giúp đỡ những người di cư, tăng thêm các hoạt động tìm kiếm cứu nạn tại Địa Trung Hải.
"Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu giải quyết vấn đề này một cách tập thể và toàn diện hơn", Tổng thư ký cho biết.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận