Lũ lịch sử kết hợp thủy điện xả lũ khiến người dân các huyện miền núi Nghệ An và hạ du sông Cả bị thiệt hại nặng nề. (Ảnh: BNA) |
Lũ lịch sử, xả đúng quy trình
Ông Nguyễn Hữu Nhung - Phó chi cục trưởng Chi cục thủy lợi Nghệ An, thành viên đoàn liên ngành, cho biết: Sau khi kiểm tra công tác vận hành, xả lũ ở từng thủy điện, đoàn thấy rằng các thủy điện đã thực hiện xả lũ đúng quy trình. Riêng Thủy điện Bản vẽ - thủy điện duy nhất có dung tích phòng lũ (300 triệu mét khối) đã phối hợp tốt với địa phương, thực hiện đúng chỉ đạo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh trong công tác cắt lũ, giảm lũ. Tuy nhiên, do hiện tượng dị tường của thời tiết, nên trong 15 ngày cuối thàng 8, thượng nguồn sông Cả xảy ra 2 trận lũ tần suất 2% (50 năm mới có 1 lần). Hiện tượng lũ chồng lũ vượt khả năng điều tiết nước của Thủy điện Bản Vẽ, gây ra thiệt hại nặng nề ở vùng hạ lưu.
Trả lời câu hỏi của PV về cái gọi là “xã lũ đúng quy trình”?, ông Nhung cho biết: Không chỉ thủy điện, mà cả các công trình hồ chứa thủy lợi khi hoạt động cũng phải tuân theo quy trình. Quy trình này được đề ra nhằm đảm bảo an toàn hồ đập, an toàn cho dân cư vùng hạ lưu và công tác điều tiết nước mùa khô. Đối với thủy điện trong điều kiện bình thường thì vận hành theo quy trình đã được Bộ Công thương, UBND tỉnh phê quyệt. Khi xảy ra hạn hán, lũ lụt thì thực hiện theo Quy trình vận hành liên hồ do Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Riêng ở Nghệ An trong những năm qua thực hiện rất tốt công tác này. Đơn cử như Thủy điện Bản Vẽ, gần 8 năm qua đã cắt giảm nhiều trận lũ lớn, hạ du sông Cả, sông Lam không xảy ra lũ. Đợt lũ chồng lũ vừa rồi nếu không có thủy điện này thì hậu quả rất khó lường.
Dù có thời điểm phải xả lũ hết công suất, gây ngập lụt diện rộng nhưng các thủy điện vẫn được đánh giá là xả đúng quy trình. |
Ông Nhung cũng thừa nhận: Trong trận lũ lịch sử vừa qua, dù các đơn vị thủy điện, chính quyền địa phương đã làm tốt công tác cảnh báo, cũng như hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả. Nhưng vẫn thực tế còn chậm, chưa đủ để người dân tái ổn định sản xuất. Nếu làm tốt công tác này thì chắc chắn sẽ không có chuyện bức xúc với thủy điện.
Các đơn vị thủy điện thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội từ thiện tại địa phương, tuy nhiên vẫn được cho là chậm và chưa đủ. (Ảnh: Công ty thủy điện Bản Vẽ hỗ trợ thiết bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Chương tháng 9/2018) |
Cần hiểu đúng về thủy điện
Mong muốn mọi người hiểu rõ và chia sẻ với vấn đề của thủy điện, ông Tạ Hữu Hùng - Phó giám đốc Công ty thủy điện Bản Vẽ cho biết: “Thủy điện không tự sinh ra nước. Nước lũ là do thiên tai, biến đổi thời tiết gây ra. Việc xả lũ luôn phải tuân theo quy định và hướng tới việc cắt lũ, giảm thiệt hại cho hạ du... Đặc biệt, chúng ta cần hiểu hồ thủy điện và hồ thủy lợi là như nhau. Cùng thực hiện 2 chức năng chính là phòng lũ, chống hạn. Việc phát điện chỉ là tận dụng năng lượng dư thừa của dòng nước. Hiện một số hồ thủy lợi lớn cũng đã được cho lắp thêm tuabin phát điện để không làm lãng phí nguồn năng lượng trắng”.
Ông Hùng cũng khẳng định: “Hiện nay, các thủy điện lớn đều do nhà nước quản lý vận hành. Đơn vị quản lý cũng là doanh nghiệp nhà nước. Tiền phát điện bản thân doanh nghiệp cũng không được thu. Tất cả đều thông qua nhà nước. Vì vậy, trong vận hành xả lũ chúng tôi không có bất cứ lý do gì để làm trái quy định cả”.
Thủy điện cũng trở thành nạn nhân của chính mình sau xả lũ.
|
Theo tìm hiểu của PV, trong quá trình kiểm tra các thủy điện, đoàn liên ngành đã đi rà soát dọc theo lưu vực sông Cả để đánh giá tác động sau xả lũ của thủy điện, sau đó đi kiểm tra từng nhà máy thủy điện. Thành phần đoàn có sự tham gia của các sở ngành, các địa phương và cả lực lượng công an.
Sau khi kiểm tra, dù không phát hiện sai phạm nhưng đoàn cũng chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại khác như: Công tác dự báo lũ của ta còn yếu và thiếu chính xác dẫn đến bị động trong xả lũ; Các thủy điện chưa xây dựng bản đồ ngập lụt theo từng kịch bản và phương án phòng lũ cho hạ du; Việc cho xây dựng quá nhiều thủy điện ở cùng một dòng sông khiến lòng sông thu hẹp, nước lũ dâng nhanh hơn, lưu tốc cao làm gia tăng thiệt hại; Quy trình vận hành chưa phù hợp với thực tế từng thủy điện.
13 nhà máy thủy điện ở Nghệ An được đầu tư xây dựng với kinh phí 18.300 tỷ đồng, tổng công suất 697,5MW. Mỗi năm 13 thủy điện đóng góp cho ngân sách hơn 200 tỷ đồng. Trong khi đó, thiệt hại do mưa lớn nội vùng các huyện miền núi, kết hợp với lũ từ nước bạn Lào từ 21/8 - 31/8, đã gây thiệt hại 139,4 tỷ đồng. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận