Thời sự Quốc tế

Liệu có phải tiêm đại trà vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ?

16/08/2022, 08:00

Tính đến nay, đã có 31.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận tại hơn 70 quốc gia và 12 trường hợp tử vong do căn bệnh này.

Ngày 15/8, Tiến sỹ Rosamund Lewis, chuyên gia phụ trách các bệnh đậu mùa trong chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuyên bố tổ chức này chưa thấy cần thiết phải tiêm phòng đại trà ngay lập tức chống lại bệnh đậu mùa khỉ.

"Chưa khuyến khích tiêm phòng hàng loạt đối với bệnh đậu mùa khỉ" - bà Rosamund Lewis cho biết.

img

Tiến sỹ Rosamund Lewis, chuyên gia phụ trách các bệnh đậu mùa trong chương trình khẩn cấp của WHO

Bà Rosamund Lewis cũng nhấn mạnh thời gian này cần phải ưu tiên phân phối vaccine và các biện pháp đối phó khác, cùng với việc tiếp cận xét nghiệm, đồng thời kêu gọi các chính phủ cung cấp vaccine và viện trợ y tế cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao.

WHO bắt đầu thông báo đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng từ tháng 7.

Đây là mức độ cảnh báo cao nhất mà WHO có thể đưa ra, đồng nghĩa tổ chức này coi đợt bùng phát lần này là mối đe doạ đáng kể tới sức khoẻ toàn cầu, cần có phản ứng với sự phối hợp của quốc tế để ngăn chặn virus lây lan sâu rộng, leo thang thành đại dịch.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, hầu hết người nhiễm sẽ hồi phục sau khi mắc bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 2-4 tuần, virus gây phát ban có thể lan rộng khắp cơ thể. Những người đã nhiễm virus cho biết nốt phát ban trông giống như mụn nhọt hoặc mụn nước, có thể rất đau.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.