Y tế

Loại cây là "thần dược phòng the", thu hoạch xong phải mất 7 năm mới trồng tiếp

19/06/2019, 12:00

Loại củ này từng gây sốt trong một thời gian dài, người ta tin rằng nó giống như "thần dược phòng the", được cả quý ông lẫn phụ nữ yêu thích.

Cây Maca (Lepidium Meyenii) hay còn được gọi là "nhân sâm Peru", đây là một loại thảo dược quý và là thực phẩm tốt cho sức khỏe trong mắt nhiều bác sĩ. Cây Maca có hình dạng khá giống củ cải, thường mọc chủ yếu ở dãy Andes, giữa Polovia và Peru. Phần ăn được của Maca là rễ và củ, nó chứa rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng.

img

Chính sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm trên núi cao cùng với sự khắc nghiệt trong quá trình sinh trưởng khiến nó phát triển rất chậm. Chính vì thế, dãy núi Andes là nơi lý tưởng nhất để nó phát triển, nhưng do điều kiện tăng trưởng độc đáo này khiến cho việc canh tác và thu hoạch nó bị hạn chế rất nhiều.

img

Nông dân gieo hạt khi mùa mưa bắt đầu vào tháng 10. Cây con mất 1 tháng nảy mầm và phải đợi tới tháng 5, tháng 6 mới ra hoa và để sẵn sàng thu hoạch phải chờ từ 260-280 ngày sau đó. Nếu việc thu hoạch không diễn ra sau giai đoạn này, vụ mùa sẽ đi vào giai đoạn ngủ đông trong 2 đến 3 tháng, sau đó nó tiếp tục mọc thành chồi và mất thêm 5 tháng nữa để củ bắt đầu chín.

Cây Maca hấp thụ mạnh mẽ các chất dinh dưỡng trong đất nên sau khi thu hoạch, mảnh đất trở nên khô cằn và phải mất đến 7 năm mới hồi phục lại các dưỡng chất để bắt đầu một mùa vụ mới. Bên cạnh dãy Andes ở Nam Mỹ thì vùng núi tuyết ở Yulong, Lệ Giang, Vân Nam, Trung Quốc cũng là nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt phù hợp để trồng cây Maca.

img

img

Ở Peru, một trong những cách chế biến Maca là cho rang trong lò đất nung gọi là huatia. Đôi khi, nó cũng có thể bị nghiền nát rồi đun sôi để tạo thành một chất lỏng có vị ngọt, nếu sấy khô thì trộn chung với sữa để nấu thành cháo hoặc cho vào cùng với bột làm bánh mì, bánh kếp. Maca cũng được sử dụng trong sản xuất bia, trong chế biến mứt, súp, và lá của nó đôi khi được nấu chín hoặc sử dụng để chế biến món salad.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.