Sáng nay (20/12) trong phần tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Mobifone mua 95% cổ phần AVG, luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Thị Phương Anh - cựu Phó tổng giám đốc Mobifone cho rằng, thân chủ mình không oan những cũng có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Cụ thể, luật sư phân tích thương vụ Mobifone mua AVG không chỉ đơn thuần là chỉ đạo riêng của Mobifone mà còn liên quan trực tiếp đến Bộ TT&TT, chỉ đạo của Bộ TT&TT có ý nghĩa quyết định của dự án. Trong khi đó, Phạm Thị Phương Anh chỉ là cấp dưới của lãnh đạo Mobifone, đặt trong hoàn cảnh này thì bị cáo ở vị trí hạn chế về hiểu biết về dự án.
Tất cả người tham gia dự án là phải thực hiện dự án theo chỉ đạo của cấp trên. Vì vậy bị cáo là cấp dưới cũng bộc lộ nhận thức chủ quan của mình.
Vấn đề xác định sai phạm của bị báo Phạm Thị Phương Anh trong dự án này tôi đồng tình đánh giá quan điểm của VKSND. Từ việc không có, chưa có quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ nhưng đã thực hiện dự án", luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Thị Phương Anh nói.
Luật sư cũng cho biết, "Với kết quả của tư vấn đầu tư như vậy là căn cứ để đầu tư vào AVG, các bị báo có chức năng thẩm định tư vấn này, nhưng trình độ chuyên môn của các bị cáo tại Mobifone chưa đủ năng lực chuyên môn để khẳng định được AVG có giá trị và mang lại lợi ích kinh tế không".
Phạm Thị Phương Anh phản bác không mua AVG mà không có căn cứ là đi ngược với ý kiến của lãnh đạo, với quan hệ là thuộc cấp phải tuân thủ chỉ đạo của cấp trên. Ở đây không đơn thuần chỉ đạo của Mobifone mà cả Bộ TT&TT, việc bị cáo ký vào văn bản 5054 chỉ là làm theo chỉ đạo của cấp trên. Quan hệ cấp trên cấp dưới không thể bác bỏ dự án này, hơn nữa bị cáo không có chuyên môn thực sự về dự án".
Luật sư bào chữa cho cựu phó tổng Mobifone cho rằng "Với tội danh Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng là không oan, nhưng vai trò của bị cáo hết sức mờ nhạt"
Luật sư cũng cho rằng, bị cáo Phạm Thị Phương Anh có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
"Ngoài việc tôi đồng tình với VKSND giảm nhẹ cho Phạm Thị Phương Anh, tôi xin bổ sung thêm hai tình tiết, đó là người phạm tội tích cực làm việc, hợp tác với cơ quan, được quy định điểm b điều 51 bộ luật hình sự. Bản thân bị cáo có nhiều thành tích khi làm việc ở Mobifone, bản thân gia đình có công với cách mạng, ông bà có nhiều huân huy chương cách mạng, bị cáo từ khi trưởng thành đến này chưa bao giờ vi phạm pháp luật, được quy định khoản 2 điều 51".
Trước đó, ở đầu phiên xét xử, bị cáo Phạm Thị Phương Anh, bị VKSND đề nghị truy tố từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận