Nhận định về việc Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Kazakhstan, bà Yulia Nikitina, chuyên gia Hội đồng Nga các vấn đề quốc tế cho biết: “Đây thực sự là một quyết định chưa có tiền lệ của CSTO. Tốc độ ra quyết định nhanh chưa từng có!”.
Theo nữ chuyên gia, mục đích của động thái này là xoa dịu tình hình ở đất nước Trung Á, không nhằm chống khủng bố. Các nhiệm vụ của lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO là bảo vệ các cơ sở quân sự và nhà nước, đồng thời hỗ trợ các lực lượng giữ gìn luật pháp và trật tự của Kazakhstan.
Chính cái tên "gìn giữ hòa bình" đã mang ý nghĩa đây không phải là một hoạt động chống khủng bố, mà là một nỗ lực để làm dịu tình hình”, bà Nikitina nhấn mạnh.
Lực lượng gìn giữ hoà bình Nga lên máy bay tới Kazakhstan. Ảnh - AP
Trong một diễn biến khác, cùng ngày, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) – ông Stanislav Zas cũng có chia sẻ với hãng tin Sputnik, nêu cụ thể 2 nhiệm vụ mà lực lượng gìn giữ hoà bình thực hiện khi tới Kazakhstan đó là duy trì ổn định và đảm bảo an ninh các cơ sở trọng yếu.
Lực lượng quân nhân sẽ được triển khai tới các cơ sở chiến lược và toà nhà chính phủ quan trọng đồng thời duy trì trật tự, đảm bảo an toàn người dân địa phương.
Trong trường hợp các khu vực mà CSTO canh gác bị tấn công, binh sĩ sẽ có quyền sử dụng vũ khí sát thương để đáp trả - ông Zas cảnh báo.
Bà Yulia Nikitina, chuyên gia Hội đồng Nga các vấn đề quốc tế cho biết: Tổ chức CSTO có sự tham gia của các quốc gia Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan. Ban đầu, CSTO chỉ tập trung vào nhiệm vụ đẩy lùi các mối đe dọa từ bên ngoài lãnh thổ các nước thành viên.
Nhưng từ cuối những năm 2000 và đầu những năm 2010, tổ chức đã sửa đổi Điều lệ và nhiều văn bản của CSTO cho phép tổ chức này có thể ứng phó với các cuộc khủng hoảng và bất ổn nội bộ, theo Sputnik.
Video những binh sĩ đầu tiên của Nga được triển khai tới Kazakhstan:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận