Thông tin này được Tổng Giám đốc điều hành tập đoàn Rosoboronexport, ông Alexander Mikheev đưa ra khi nói về các cuộc đàm phán hợp đồng mua sắm hệ thống tên lửa mới cũng như hiện đại hóa tổ hợp Pantsir mà các đối tác của công ty đang sở hữu.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị quân sự tại MGIMO, Tiến sĩ khoa học Alexei Podberezkin đã đề cập tới những ưu thế của Pantsir.
“Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir là hệ thống phòng không tầm ngắn rất hiệu quả cho các mục tiêu bay thấp. Nếu đối phó với cuộc tấn công được thực hiện bằng máy bay không người lái, thì sử dụng pháo sẽ hiệu quả hơn tên lửa. Trong khi, để tiêu diệt các mục tiêu quan trọng hơn, tổ hợp này sẽ linh hoạt sử dụng tên lửa”, ông Alexey Podberezkin nhận xét.
Ông Podberezkin cũng giải thích thêm về lợi thế chính của tổ hợp này. Theo đó, Pantsir đã được đúc rút các kinh nghiệm thực chiến tại Syria khi bảo vệ căn cứ của Nga trên chiến trường này.
“Sau một số cải tiến, tổ hợp Pantsir đã trở thành một loại vũ khí vạn năng. Đây là lợi thế quan trọng nhất của nó mà không phải vũ khí nào cũng có được”, ông Alexei Podberezkin nói.
Triển lãm vũ khí quốc tế MILEX-2019 đã được tổ chức từ ngày 15 – 18/5 ở Minsk, Belarus. Gian hàng của hãng Rosoboronexport đã giới thiệu hơn 220 mẫu sản phẩm quân sự.
Tổ hợp tên lửa phòng không Pantsir có thể được bố trí trên mặt đất và trên biển để bảo vệ các cơ sở dân sự và quân sự khỏi tất cả các phương tiện tấn công hiện đại và tiềm năng trong bất kỳ môi trường điện tử vô tuyến và khí hậu nào, cả ngày lẫn đêm.
Tổ hợp Pantsir có khả năng đối phó các mối đe dọa từ cả mặt đất và trên mặt biển.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận