Dù hình thức trộm cắp trên nghe có vẻ đơn giản, không tốn công sức, nhưng pháp luật hiện hành chưa có chế tài xử phạt cụ thể nên ngày càng nhiều băng nhóm trộm cắp tại Malaysia sử dụng mánh khóe này.
Nhiều nạn nhân, đa số là các công ty lớn, dịch vụ cho thuê ô tô dựa trên ứng dụng, cho hay khi trình báo vụ việc lên cơ quan chức năng, trường hợp của họ thậm chí còn không được coi là có dấu hiệu tội phạm. Thay vào đó, họ được khuyến nghị nộp đơn kiện “bên thuê xe” vì “vi phạm hợp đồng”.
Do đó, những chiếc ô tô này không bị liệt vào danh sách xe bị đánh cắp và dễ dàng được các băng nhóm trộm cắp rao bán. Sau nhiều tháng điều tra, nhóm phóng viên The Star phát hiện những mẫu xe mà các băng nhóm trộm cắp nhắm đến là Toyota Vellfire, Ford Ranger, Toyota Hilux, Proton Wira và Perodua Myvi. Các phương tiện được rao bán với giá khá thấp, chỉ từ 700-16.200 USD mỗi chiếc, tùy vào loại xe hay thương hiệu.
Đường phố tại Malaysia. Ảnh - Bloomberg
Một số phương tiện được bán ngay tại Malaysia, số khác được chuyển sang Thái Lan để tiêu thụ nguyên chiếc hoặc bán phụ tùng. Nếu muốn chuộc lại, nạn nhân phải bỏ ra số tiền từ 1.200-2.300 USD.
Các băng nhóm tội phạm không gặp nhiều trở ngại khi tiêu thụ phương tiện ăn cắp ngay tại Malaysia bởi chúng thường rao bán xe trên mạng xã hội hoặc các nền tảng mua bán trực tuyến không đòi hỏi công khai danh tính.
Trên thực tế, các băng nhóm tội phạm rao bán tràn lan ô tô ăn cắp trên khắp các nhóm, chợ mua bán trực tuyến dưới các danh mục Kereta JT hay Jual Terus (bán trực tiếp), Kereta Piang hay Piang Lari Bank (hỗ trợ cho vay mua ô tô), Kereta Murah (ô tô giá rẻ).
Ông Nasrul, nạn nhân bị đánh cắp ô tô theo hình thức phạm tội này, cho phóng viên The Star xem ảnh chụp màn hình chiếc Toyota Hiace của ông bị rao bán trên một nền tảng trực tuyến.
"Khi một người bạn của tôi cố tìm cách tiếp cận người rao bán, người này cho biết chiếc xe đã được bán rồi. Anh ta không nêu giá bán cụ thể nhưng nêu năm xuất xưởng phương tiện", ông Nasrul cho hay.
Kẻ rao bán chiếc xe của ông Nasrul hoạt động mạnh trong nhiều hội nhóm trên Facebook và Telegram, đăng bán rất nhiều ô tô.
Quá trình cơ quan chức năng truy vết ô tô bị đánh cắp còn phức tạp hơn khi một số băng nhóm trộm cắp có thể cung cấp thông tin liên quan đến số khung của xe. Kể cả trong trường hợp các nhóm tội phạm cung cấp số khung giả, cơ quan chức năng cũng chỉ có thể phát hiện thông tin giả mạo sau khi so sánh số khung trên giấy tờ chúng đưa ra và số khung khắc trên động cơ xe.
“Số khung của ô tô hạng sang thường được khắc dưới động cơ nên cơ quan chức năng rất khó kiểm tra khi yêu cầu dừng phương tiện tại các trạm kiểm soát. Do đó, những người mua xe bị đánh cắp lại thản nhiên lưu thông phương tiện”, một nạn nhân giấu tên cho hay.
Hãng tin The Star đã liên hệ với cảnh sát Malaysia về thông tin trên và đang chờ phản hồi.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận