Cuối năm 2022, thị trường chứng khoán chứng kiến pha "mất phanh" khi VN-Index từ 1.500 điểm xuống 1.000 điểm.
Giữa năm nay, chứng khoán theo chiều mũi tên đi lên, VN-Index vượt mốc 1.200 điểm. Nhiều nhà đầu tư tin rằng thị trường này đang "hồi sinh" mạnh mẽ. Một số chuyên gia dự báo đến cuối năm, thị trường có thể bật lên 1.350 điểm.
Nghe theo dự đoán, anh Nguyễn Văn Nguyên bỏ 100 triệu mua cổ phiếu của NVL, giá mua vào 18.500 đồng/cổ phiếu. Nhưng sau đó, giá không tăng, chỉ thấy bảng đỏ.
Chán nản, anh Nguyên quyết định xóa app, mặc kệ thị trường lên xuống. Hôm nay, mở cửa phiên, giá NVL còn 12.7000 đồng, giảm 5.800 đồng/cổ phiếu (31%) so với hôm anh Nguyễn mua vào.
Cũng hồi đầu tháng 7, chị N.T.T đầu tư hơn 200 triệu vào mã VPB, giá mua 22.650 đồng/cổ phiếu. Hôm qua, giá VPB rớt về 22.200 đồng, chị T chấp nhận "cắt lỗ" 450 đồng/cổ phiếu để bảo toàn vốn.
Kết phiên sáng nay, HNX tiếp tục giảm 5,09 điểm (0,56%) đứng ở mức 1.049 điểm, khớp lệnh 265,432,932 cổ phiếu, tương ứng 5,2 triệu tỷ.
Trước đó, chốt phiên hôm qua (26/10), VN-Index đóng cửa ở 1.055,45 điểm, đi lùi hơn 46 điểm. Đây là phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 18/8, phiên giao dịch kích hoạt giai đoạn điều chỉnh của chứng khoán cho đến nay. Thị trường đang ở vùng giá thấp nhất kể từ tháng 5 thời kỳ đầu của đợt uptrend.
Toàn sàn HoSE có 505 cổ phiếu giảm, chiếm 90%. Riêng các mã nằm sàn, thị trường ghi nhận tới 114 đơn vị, trong đó có nhiều mã lớn. Cổ phiếu chứng khoán, dầu khí, hóa chất và bất động sản lần lượt là những nhóm ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index. Thị trường đang ở vùng giá thấp nhất kể từ tháng 5 khi hàng loạt cổ phiếu nằm sàn.
Cũng vì lý do đó, đóng cửa phiên giao dịch, tài sản của các thị trường chứng khoán bị "thổi bay" hàng nghìn tỷ đồng, kéo theo tài sản nhiều đại gia sụt giảm hàng chục tỷ.
Ông Hồ Hùng Anh với sở hữu 39,3 triệu cổ phiếu TCB (Techcombank) cũng ghi nhận sụt giảm hơn 51 tỷ đồng tài sản nắm giữ tại mã này.
Tại Hòa Phát, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT, cũng chính là cổ đông lớn nhất, nắm 1,5 tỷ cổ phiếu HPG tương ứng 26,08% vốn điều lệ. Giá trị tài sản của "vua thép" chốt phiên tụt 1.895 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, nữ doanh nhân duy nhất của Việt Nam được Forbes ghi nhận là tỷ phú USD, cũng sụt giảm khá mạnh tài sản cổ phiếu trong phiên. Theo đó, tài sản của CEO Vietjet Air giảm khoảng 917 tỷ đồng do VJC điều chỉnh mạnh.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận