Hợp chất “microspheres” và vật liệu sợi carbon tổng hợp để tạo ra chất lỏng có khả năng “tự sửa chữa” khi máy bay gặp sự cố |
Tờ Independent vừa đưa tin, nhóm nghiên cứu trường Đại học Bristol (Anh) phát minh công nghệ tự sửa chữa trên hệ thống cánh máy bay khi máy bay không may gặp sự cố.
Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, giáo sư Duncan Wass chia sẻ: “Công nghệ này được nhóm chúng tôi lấy cảm hứng từ cơ thể con người. Chất liệu tạo thành vỏ máy bay sẽ dày như da của loài tê giác. Khi tê giác bị thương, da của chúng phục hồi rất nhanh, đóng vảy và lành lại. Công nghệ này cũng tương tự như vậy, sử dụng chất lỏng công nghệ siêu bền, có khả năng “tự chữa lành”. Công nghệ đột phá này giúp máy bay tránh được sự cố nứt ở phần cánh và thân.
Nhóm nghiên cứu sử dụng hợp chất “microspheres” và vật liệu sợi carbon tổng hợp để tạo ra chất lỏng có khả năng “tự sửa chữa” khi máy bay gặp sự cố. Ông Wass cho biết, mặc dù bị nhiều người đánh giá là “chỉ có trong khoa học viễn tưởng” nhưng ông khẳng định sẽ sớm “ra mắt” công nghệ đặc biệt này trong thời gian sắp tới. “Sáng chế của chúng tôi sẽ là bước đột phá trong năm nay và 10 năm sau nữa, công nghệ tuyệt vời này sẽ áp dụng cho màn hình điện thoại, tự phục hồi trong trường hợp không may bị vỡ”.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận