Máy bay RC-135S theo dõi tên lửa đạn đạo
Ngày 26/8, truyền thông Trung Quốc đưa tin, một máy bay trinh sát RC-135S của Mỹ hôm thứ Tư tuần trước đã bay gần các cuộc tập trận đang diễn ra của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ở Biển Đông.
Ngay sau đó chỉ một ngày, một máy bay do thám khác của Mỹ, U-2, xâm phạm vào một khu vực hạn chế tập trận khác của PLA (xem chi tiết về sự kiện này tại đây).
Quân đội Trung Quốc cảnh báo, Mỹ đang tăng tần suất trinh sát cận cảnh, ở cự lý gần đối với các cuộc tập trận của Trung Quốc nhằm dò xét khả năng thực sự của của PLA.
Bắc Kinh đã coi các hành động này là “khiêu khích, mang lại nguy cơ tai nạn và có thể dẫn đến leo thang”. Các chuyên gia Trung Quốc cũng đã đồng loạt lên tiếng phát đi các cảnh báo trên những phương tiện truyền thông của nước này.
Máy bay RC-135S được thiết kế để thu thập dữ liệu về các vụ phóng tên lửa đạn đạo, tái nhập và thông tin điện tử, có nghĩa là Mỹ có thể tin rằng PLA đang tiến hành các cuộc tập trận tên lửa đạn đạo chống hạm ở Biển Đông, giới quan sát suy đoán.
Một chiếc RC-135S của Không quân Mỹ vào sáng thứ Tư tuần trước đã bay qua Biển Đông, theo báo cáo giám sát từ Tổ chức Nghiên cứu Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) có trụ sở tại Bắc Kinh cùng ngày.
Máy bay băng qua kênh Bashi từ phía Đông, đi về phía tây nam vào Biển Đông và quay trở lại trên cùng một lộ trình, theo quỹ đạo bay do SCSPI vẽ. Chiếc RC-135S này của Hoa Kỳ tiến đến gần một cuộc tập trận của PLA đang diễn ra ở vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông nam của đảo Hải Nam.
Các cuộc tập trận của PLA đang được tổ chức tại vùng biển này từ thứ Hai đến thứ Bảy tuần trước, theo thông báo hạn chế hàng hải do Cơ quan An toàn Hàng của đảo hải Hải Nam công bố hôm thứ Sáu, trong đó không cung cấp thêm thông tin chi tiết về cuộc tập trận.
Fu Qianshao, một chuyên gia hàng không quân sự của Trung Quốc, nói với tờ Thời Báo Hoàn Cầu hôm thứ Tư rằng chức năng chính của RC-135S là phát hiện tên lửa đạn đạo, trong số những tên lửa khác.
Mỹ tái trang bị RC-135 tầm xa nhằm theo dõi chính xác quỹ đạo của tên lửa đạn đạo ở những nơi không có trạm quan sát trên đất liền.
Ông Fu Qianshao cho biết, máy bay RC-135 không chỉ có thể giám sát các vụ thử tên lửa của chính Mỹ mà còn của các quốc gia khác.
Có thể Mỹ cho rằng PLA sẽ phóng tên lửa đạn đạo chống hạm như DF-21D hoặc DF-26 trong cuộc tập trận nên đã cử phi cơ do thám RC-135S để thu thập thông tin tình báo, một chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên nói vào sáng nay 26/8.
Các tên lửa đạn đạo Đông Phong (21D và 26) này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đối với các tàu chiến của Mỹ, đặc biệt là đối với những tàu sân bay của nước này, chuyên gia cho biết, đồng thời lưu ý rằng Mỹ đang lo lắng và rất mong muốn tìm ra cách chống lại chúng.
Cũng theo ông Fu Qianshao, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có công nghệ phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm, và Mỹ rất muốn tìm hiểu về cách tiếp cận của Trung Quốc.
Trung Quốc thường thử tên lửa đạn đạo trong đất liền để giữ bí mật thông tin tình báo với các nước khác và PLA cũng có nhiều loại hình tập trận khác mà họ tiến hành ở Biển Đông, vì vậy các cuộc tập trận đang diễn ra không nhất thiết phải có tên lửa đạn đạo chống hạm, các chuyên gia Trung Quốc bình luận.
“Nếu các cuộc tập trận của PLA không có tên lửa đạn đạo, máy bay RC-135S vẫn có thể cố gắng thu thập thông tin tình báo về các loại vũ khí và thiết bị khác với nhiều lựa chọn cảm biến”. – ông Fu Qianshao nói thêm.
Do thám cơ U-2 không sợ bị bắn nhầm?
Việc phi cơ RC-135S của quân đội Mỹ tiến hành trinh sát ở cự ly gần các cuộc tập trận của PLA ở Biển Đông diễn ra chỉ một ngày sau khi một máy bay trinh sát tầm cao U-2 của Mỹ tiến thẳng vào vùng cấm bay, nơi đang tổ chức một cuộc diễn tập bắn đạn thật của PLA do Bộ Tư lệnh Chiến khu Bắc của Trung Quốc thực hiện vào ngày thứ Ba (tuần trước).
Theo cáo buộc của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc - ông Dương Vũ Quân, “động thái này của Mỹ vi phạm nghiêm trọng quy tắc ứng xử về an toàn hàng không và hàng hải giữa Trung Quốc và Mỹ, cũng như các quy tắc quốc tế liên quan, và có thể dễ dàng gây ra hiểu lầm và đánh giá sai, hoặc thậm chí dẫn đến tai nạn hàng không và hàng hải”.
“Một máy bay quân sự nước ngoài xâm nhập vào cuộc tập trận bắn đạn thật có nghĩa là nó đã trở thành mục tiêu sống. Nếu máy bay Mỹ đi vào khu vực diễn tập của quân đội Trung Quốc và bị bắn hạ nhầm, quân đội Mỹ sẽ chỉ tự gây ra lỗi lầm với mình”. – báo Hoàn Cầu của Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia quân sự của nước này cảnh báo.
Phản ứng của Việt Nam về cuộc tập trận của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa Liên quan đến các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, ngày 26/08/2020, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự tại vùng biển phía Bắc Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gâyphức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, huỷ bỏ và không tái diễn vi phạm tương tự. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận