Năm 2014, Công ty Quốc Cường Gia Lai nhà Cường đô la lượng hàng tồn kho lên tới 4.184 tỷ đồng, chiếm 60% tổng tài sản của công ty. Tuy nhiên, lợi nhuận cả năm vẫn ghi nhận gần 56 tỷ đồng, tăng vọt gấp 9 lần năm ngoái.
Năm 2014 là một năm kinh doanh khó khăn với hầu hết các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn, đặc biệt là mảng bất động sản mới đang bắt đầu ấm dần lên, Quốc Cường Gia Lai cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Sau bao nhiêu ngày trì hoãn, cuối cùng CTCP Quốc Cường Gia Lai (mã QCG) cũng đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính 2014.
Số hàng tồn kho đến cuối năm 2014 của nhà Quốc Cường Gia Lai vẫn ở mức lớn: 4.184 tỷ đồng, tương ứng chiếm 60% tổng tài sản của công ty.
Mới đây, sau khi Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh có công văn số 215/SGDHCM-NY ngày 13/02/2015 về việc nhắc nhở chậm Báo cáo của công ty CP Quốc Cường Gia Lai với người chịu trách nhiệm công bố thông tin là Phó TGĐ Nguyễn Quốc Cường (còn gọi là Cường Đôla), thì QCG đã lập tức công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2014 với chỉ vọn vẹn 1 trang báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Xét riêng quý IV/2014, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của QCG chỉ đạt 124 tỷ đồng, giảm 5,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 686,86 tỷ đồng). Doanh thu sụt giảm mạnh trong quý IV kéo theo kết quảkinh doanh lũy kế cả năm chỉ đạt 523 tỷ đồng doanh thu, giảm 1 nửa so với năm 2013.
Bên cạnh đó, doanh thu giảm sâu nhưng các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp nhà Cường Đôla lại không hề có dấu hiệu được kiểm soát. Chi phí bán hàng riêng quý IV chiếm 10% doanh thu bán ra, tăng đột biến từ 430 triệu đồng quý IV/2013 lên 12,8 tỷ đồng, tăng gấp 30 lần.
Trước đó, trong báo cáo tài chính quý III năm 2014, tính đến hết tháng 9, hàng tồn kho của công ty ở mức 4.147 tỷ đồng, tăng gần 80 tỷ đồng so với hồi đầu năm, chiếm 60% trong tổng tài sản hơn 6.900 tỷ đồng của QCG.
Cụ thể, riêng dự án Khu dân cư Phước Kiển - được đem đi thế chấp cho các khoản vay tại ngân hàng thương mại - đã chiếm khoảng một nửa hàng tồn kho của QCG với giá trị dở dang là 762 tỷ đồng. Đến nay, giá trị hàng tồn kho dở dang tại dự án này đã lên đến 2.983 tỷ đồng.
Dự án này và một số dự án khác của QCG đều đã được đem đi thế chấp cho các khoản vay tại ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, vẫn còn một số dự án đã được triển khai nhiều năm nay nhưng đến nay vẫn chưa hoàn tất như dự án chung cư Giai Việt, dự án chung cư QCGL II, dự án khu dân cư Trung Nghĩa và dự án chung cư The Mansion.
Ngoài giá trị trên 4.000 tỷ đồng hàng tồn kho, QCG còn có hơn 1.051 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang, chủ yếu nằm ở 4 dự án: Trung tâm thương mại Sài Gòn Plaza (739 tỷ), dự án nông trường cao su (228 tỷ), dự án nhà Võ Thị Sáu (64,3 tỷ đồng) và dự án Thủy điện Lagrai 2 (7,8 tỷ đồng).
Trong khi lượng hàng tồn kho vẫn còn đang rất lớn, QCG đã lại tiếp tục lên kế hoạch mua thêm dự án mới.
Cụ thể, với hơn 1.417 tỷ đồng huy động được từ các khoản nợ theo các hợp đồng vay vốn thực hiện chuyển đổi thành vốn cổ phần, QCG sẽ chi ra 296 tỷ để mua dự án Bến Vân Đồn, Quận 4, TP.HCM và chi 353 tỷ đồng cho chi phí đền bù dự án Phước Kiển.
Số tiền còn lại cũng được phân bổ cho các dự án khác,bao gồm 133 tỷ cho dự án Mansion, 147 tỷ chi phí xây dựng dự án 6B, 98 tỷ đầu tư dự án Trung Nghĩa và 293 tỷ chi phí xây dựng dự án Giai Việt.
Kết quả kinh doanh của QCG đã bắt đầu tiến triển tốt khi ghi lãi 55,9 tỷ đồng năm 2014. Lợi nhuận này chủ yếu nhờ tới 915,9 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính của QCG, chủ yếu là doanh thu từ việc chuyển nhượng đầu tư tài chính (899 tỷ đồng), cơ bản từ hoạt động chuyển nhượng cổ phần từ dự án Bến Vân Đồn được ghi nhận trong quý IV.
Tính chung cả năm 2014, QCG đạt 523.5 tỷ doanh thu thuần, giảm 46% so với cùng kỳ 2013 và bằng 35% kế hoạch năm.
Nhờ giá vốn giảm đồng thời doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh nên lợi nhuận sau thuế đạt 55,9 tỷ đồng, gấp 9,3 lần lợi nhuận thu về 2013.
So với mục tiêu 1.500 tỷ đồng doanh thu thuần và 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cả năm, QCG mới chỉ đạt được 48% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Tuy nhiên, với lượng hàng tồn kho còn lớn, QCG sẽ phải rất chật vật mới có thể vực lại được mảng kinh doanh cốt lõi của mình.
Xử lý khoản nợ 4.400 tỷ gọn nhẹ
Một khoản mục đáng chú ý khác trong báo cáo là khoản nợ 4.400 tỷ đồng mà QCG phải gánh đến thời điểm hết quý III/2014 được giảm đi đáng kể chỉ còn 3.014 tỷ, nợ trong ngắn hạn còn 814 tỷ đồng.
Nghị Quyết HĐQT Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai ngày 18/12/2014, QCG đã chốt danh sách thực hiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ để chuyển đổi trái phiếu và cấn trừ công nợ cho các nhà đầu tư. Những nhân vật được chú ý trong sự kiện này là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Như Loan và cô em gái Nguyễn Ngọc Huyền My – khi đó không nắm quyền điều hành QCG những lại là chủ nợ lớn nhất của công ty.
Theo đó, với 60,6 triệu cổ phần đang nắm giữ cộng thêm 41,3 triệu cổ phiếu được cấn trừ thì sau khi việc phát hành cổ phiếu hoàn tất thì đương kim Chủ tịch Nguyễn Thị Như Loan nắm giữ 37,05% cổ phần Quốc Cường Gia Lai, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ nắm giữ 46,6% trước đợt phát hành.
Phương thức xóa nợ nhanh chóng của Quốc Cường Gia Lai: Cấn trừ bằng cổ phiếu. |
Tuy nhiên, vị thế của nữ doanh nhân này trong QCG chắc chắn cũng không hề suy xuyển khi “ái nữ” Nguyễn Ngọc Huyễn My cũng gia tăng đáng kể tầm ảnh hưởng, bởi, với 39 triệu cổ phiếu được nhận về để “xóa nợ” cho Công ty thì cô gái trẻ này đã trở thành một cổ đông tầm cỡ với tỷ lệ sở hữu tới 12,25% cổ phần Quốc Cường Gia Lai.
Như vậy, gánh nặng tài chính của QCG đã phần nào được giảm nhẹ, tuy với kết quả kinh doanh có tăng nhưng chưa đạt được kỳ vọng của nhà đầu tư (dự kiến kế hoạch doanh thu năm 2014 đạt 1.500 tỷ đồng và 100 tỷ lợi nhuận)
Mẹ con Hồ Ngọc Hà “trắng tay”
Cuối năm 2014, truyền thông và người hâm mộ đã truyền tai nhau rằng Hồ Ngọc Hà - Cường Đôla đã "đường ai nấy đi". Tin đồn này xuất phát từ việc cặp đôi này hầu như không còn chụp ảnh cùng nhau mà thay vào đó là mỗi người mỗi nơi, điểm chung duy nhất giữa họ là những bức hình chụp cùng bé Subeo, nhưng có Hà Hồ thì vắng bóng Cường Đôla và ngược lại.
Ngay cả người trong cuộc như Hồ Ngọc Hà hay doanh nhân Quốc Cường cũng thường đăng tải những tâm sự đầy ẩn ý về việc chia tay nhau. Cùng với đó là nhiều lời đồn thổi về nguyên nhân của sự đổ vỡ là do người thứ 3 xen vào. Điều này lại càng khiến dư luận tin rằng đôi vợ chồng này đã chia tay nhau sau 7 năm gắn bó.
Thế nhưng, mới đây, vào ngày 2/2/2015, công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) công bố báo cáo tình hình quản trị năm 2014. Theo đó, tại thời điểm 30/1/2015, trong danh sách người có liên quan của tổ chức niêm yết, Hồ Thị Ngọc Hà (tên thật của ca sỹ Hồ Ngọc Hà) vẫn được xác định là vợ của ông Nguyễn Quốc Cường – Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai. Nguyễn Quốc Hưng (bé Subeo - pv) được xác định là con của Cường đô la.
Báo cáo tình hình quản trị năm 2014 của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai. |
Tuy nhiên, cả Hà Hồ và bé Subeo đều không nắm giữ bất cứ cổ phiếu QCG nào. Đây là thông tin đã từng gây tranh cãi một thời gian. Trong khi đó, Cường Đô La hiện nắm 537.500 cổ phiếu công ty, còn mẹ anh - bà Nguyễn Thị Như Loan với chức danh Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai nắm hơn 60,5 triệu cổ phiếu QCG.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận