Mỏ cát này ở khu vực sông Hậu thuộc xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú và xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân (An Giang). Mỏ cát có diện tích 51,67ha, trong đó, khu I có diện tích 35,16ha và khu II có diện tích 16,51ha.
Khối lượng được phép khai thác là 1.113.774m3. Công suất được phép khai thác là 891.019m3/năm. Trong đó, năm thứ nhất (12 tháng) với công suất là 891.019m3/năm và năm thứ hai (3 tháng) với công suất là 222.755m3/năm.
Mức sâu khai thác tối đa đến mức âm 16m. Phương pháp khai thác theo hình thức lộ thiên. Thời gian thực hiện dự án là 1 năm 9 tháng. Trong đó, thời gian khai thác là 1 năm 3 tháng và thời gian cải tạo, phục hồi môi trường là 6 tháng.
Mỏ cát được bố trí 3 xáng cạp phục vụ khai thác xáng cạp, với dung tích gầu 3,5m3. Thời gian khai thác trong ngày từ 7h-17h cùng ngày, không khai thác vào ban đêm.
Cũng theo ông Châu, để có thể khai thác mỏ cát này, công ty đã thực hiện đầy đủ hồ sơ, điều kiện, năng lực đáp ứng việc khai thác theo quy định trước khi tiến hành khai thác.
Đồng thời, thực hiện đầy đủ nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác cát trên sông Hậu đoạn thuộc xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú và xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân (An Giang) được phê duyệt tại Quyết định số 09/QÐ-STNMT ngày 5/1/2024 của giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh An Giang.
Đặc biệt là các nội dung liên quan đến việc theo dõi thường xuyên (hai lần/ngày) về diễn biến dòng chảy và đường bờ để điều chỉnh kịp thời các hoạt động khai thác.
Đến nay, tỉnh An Giang đã cấp 10 mỏ cát cho nhà thầu trực tiếp khai thác phục vụ thi công cao tốc, với tổng trữ lượng 15,2 triệu m3.
Nhà thầu đang tích cực phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thành hồ sơ, thủ tục để mỏ cát sớm được khai thác phục vụ thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau theo quy định.
Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 có tổng chiều dài 188,2km đi qua 4 tỉnh thành An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng. Điểm đầu kết nối quốc lộ 91 thuộc thành phố Châu Đốc (An Giang) và điểm cuối giao với quốc lộ Nam Sông Hậu, kết nối đường dẫn cảng Trần Đề (Sóc Trăng), với tổng mức đầu tư 44.691 tỷ đồng. Dự kiến, toàn tuyến hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2027.
Trong đó, dự án thành phần 1 tại tỉnh An Giang có chiều dài 57,2km, dự án thành phần 2 tại thành phố Cần Thơ dài 37,2km, dự án thành phần 3 tại tỉnh Hậu Giang dài gần 37km và dự án thành phần 4 tại tỉnh Sóc Trăng dài 56,9km.
Giai đoạn 1, dự án được đầu tư quy mô phân kỳ 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h. Giai đoạn hoàn chỉnh, dự án sẽ được đầu tư quy mô 6 làn xe.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận