Hàng hải

Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải

Những ngày đầu tháng 12, chúng tôi có dịp theo chân các công nhân của Trạm quản lý luồng Nam Triệu (thuộc Xí nghiệp Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Bắc Bộ) tham gia chuyến bảo trì, bảo dưỡng các phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải.

Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 1.

Trong hệ thống luồng hàng hải Hải Phòng, luồng hàng hải Nam Triệu có vai trò giảm tải cho luồng Lạch Huyện những lúc cao điểm. Tuyến luồng chủ yếu phục vụ các phương tiện thủy nội địa qua lại. Do đó, công tác bảo trì các phao tiêu báo hiệu trên luồng luôn được thực hiện nghiêm túc để đảm bảo an toàn.

Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 2.
Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 3.

Từ 7h sáng, các công nhân của Trạm quản lý luồng Nam Triệu đã phải tất bật chuẩn bị đồ nghề để "ra khơi". Anh Đặng Xuân Dương, Trạm trưởng Trạm quản lý luồng Nam Triệu cho biết, có những ngày, họ phải đi làm từ nửa đêm để lợi dụng con nước, cũng để có thể kịp về nhà khi trời tối.

Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 4.

Đồ nghề không thể thiếu của các công nhân làm công việc bảo trì hệ thống báo hiệu hàng hải mỗi lần lên đường là các trang thiết bị báo hiệu, thiết bị đo điện, đo vị trí, đề phòng nếu có phao hay hệ thống báo hiệu có vấn đề sẽ có đồ để xử lý luôn.

Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 5.
Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 6.

Làm công việc bảo đảm an toàn hàng hải nên yếu tố an toàn luôn được đặt lên cao nhất. Trạm phó Nguyễn Trọng Tú cho biết, khác với việc bảo trì đên bờ, việc bảo trì trên biển phức tạp với sóng, gió nên ngoài đồ bảo hộ lao động, công nhân luôn phải mặc áo phao để đảm bảo an toàn.

Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 7.

Tuyến luồng Nam Triệu có chiều dài khoảng 15,4km với 21 phao, cùng 12 tiêu và báo hiệu. Công tác bảo trì sẽ gồm sơn sửa, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa để duy trì và bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống báo hiệu hàng hải.

Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 8.
Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 9.

Kiểm tra tọa độ của phao là một trong những công việc phải làm trong quá trình bảo trì. Do trong môi trường biển, các phao có thể bị sóng đánh dạt không đúng vị trí, các công nhân sẽ phải kiểm tra để điều chỉnh kịp thời. Trong ảnh, công nhân Chu Đức Hiếu kiểm tra tọa độ của phao số 0 luồng Nam Triệu.

Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 10.

Tại phao số 8, phát hiện phao bám cặn và bám bẩn, các công nhân nhanh chóng báo tàu tiếp cận phao để thực hiện bảo dưỡng.

Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 11.
Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 12.
Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 13.

Những lớp sóng khiến phao báo hiệu chòng chành, việc tiếp cận phao gặp nhiều khó khăn. Ngay khi kết nối và cố định phao vào tàu, các công nhân lập tức nhảy sang phao và bám chặt để không bị ngã.

Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 14.

Dưới tác động của sóng biển, quả phao lắc lư như con lật đật, lúc lại quay tròn. Mặc những điều đó, công việc lau chùi, cạo rỉ cặn cho phao của những người “lính” bảo đảm an toàn hàng hải vẫn diễn ra nhanh chóng.

Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 15.
Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 16.
Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 17.

Theo trạm phó Nguyễn Trọng Tú, anh em đều có nghề nên sẽ biết đứng ở vị trí nào trên phao để đảm bảo an toàn khi lao động. Ngoài ra, anh em trạm luôn phải tính trước thời tiết của những ngày đi làm. Khi thời tiết xấu, nếu phải lên phao rất nguy hiểm nên công nhân sẽ phải tính toán lựa thời điểm thích hợp để thực hiện các công việc trên phao báo hiệu một cách an toàn.

Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 18.

Đặc thù công việc làm trong môi trường sóng gió, có những lúc sóng lớn khiến phao nghiêng ngả, nước sơn bắn vào mặt, vào đầu hay mũ bảo hộ, quần áo... công nhân là chuyện “cơm bữa”. Anh Chu Đức Hiếu - công nhân trạm ví von bản thân đôi khi là “tắc kè hoa” mỗi lần làm xong nhiệm vụ.

Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 19.

Trong quá trình các đồng nghiệp làm việc trên phao, thuyền trưởng Đỗ Anh Tuấn sẽ rút tàu ra xa khu vực phao để tránh va chạm, đồng thời làm công tác cảnh giới cho các tàu thuyền xung quanh không đi vào khu vực công nhân đang làm việc.

Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 20.
Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 21.

Khi các đồng nghiệp đang làm việc, thuyền viên của tàu sẽ tranh thủ nấu nướng để chuẩn bị cho bữa trưa. Môi trường công việc chỉ có nam giới nên hầu như ai cũng có thể nấu ăn.

Một ngày của công nhân bảo trì phao tiêu, báo hiệu trên luồng hàng hải- Ảnh 22.

Bữa cơm trưa trên con tàu giữa biển quây quần ấm cúng, giản dị của những người công nhân bảo đảm an toàn hàng hải. Với họ, công việc dù nhiều vất vả, khó khăn, song những con người miền biển "ăn sóng, nói gió" vẫn luôn tràn đầy tiếng cười, lòng yêu nghề và tinh thần cống hiến với mong muốn luôn đảm bảo an toàn cho những con tàu ra khơi.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.