|
Mũ bảo hiểm bán ngoài lề đường Phạm Văn Đồng, quận Thủ Đức, TP.HCM. |
Mũ bảo hiểm kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong do TNGT. Tuy nhiên, ngày 23/8 theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, các loại mũ bảo hiểm thời trang, kém chất lượng có giá từ vài chục nghìn vẫn còn đang bán tràn lan khắp các lề đường ở TP.HCM.
Trước đó, với thực trạng các cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm (MBH) kém chất lượng mọc lên như nấm, UBND TP.HCM cũng đã kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ bổ sung quy chuẩn linh kiện MBH phải đạt chuẩn.
Dưới đây là một số hình ảnh PV Báo Giao thông ghi nhận được:
|
Theo ghi nhận, tại đường Nguyễn Trãi (Q.1, Q.5), Kinh Dương Vương, Nguyễn Văn Cừ... MBH thời trang, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng vẫn được bày bán công khai, gần như không bị cơ quan chức năng kiểm tra hoặc xử lý. (Ảnh chụp chiều 23/8 tại đường Nguyễn Trãi, quận 5).
|
|
Những chiếc mũ bảo hiểm thời trang, kém chất lượng này chỉ có giá trên dưới 100.000 nghìn đồng. (Ảnh chụp chiều 23/8 tại đường Nguyễn Trãi, quận 5).
|
|
Ông Phan Hoàn Kiếm, Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP.HCM cho biết, hiện các đối tượng sản xuất MBH kém chất lượng vẫn đối phó bằng nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi. (Ảnh chụp chiều 23/8 tại đường Nguyễn Trãi, quận 5).
|
|
Nhiều cơ sở sản xuất MBH trên nhãn hàng hóa thể hiện đầy đủ tên và địa chỉ sản xuất nhưng thực tế tên và địa chỉ này không có thật. (Ảnh chụp ngày 23/8 tại đường Cộng Hòa, quận Tân Bình).
|
|
Theo ông Kiếm, để nhận biết MBH thật thì mũ phải có cấu tạo đủ 3 bộ phận: Vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo đã được chứng nhận hợp quy. MBH phải được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. (Ảnh chụp chiều 23/8 tại đường Nguyễn Trãi, quận 5).
|
|
Mũ bảo hiểm bàn tràn lan ngoài vỉa hè không rõ nguồn gốc. (Ảnh chụp ngày 23/8 tại đường Phạm Văn Đồng).
|
|
Mũ bảo hiểm thời trang bán trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận 5. |
|
Mũ bảo hiểm kém chất lượng này cũng là một trong những cách để những người quên mang nón mũ bảo hiểm dùng tạm. Tuy nhiên, việc này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. (Ảnh chụp ngày 23/8 tại đường Cộng Hòa, quận Tân Bình).
|
|
Trước thực trạng này, ngày 22/7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa đã ký văn bản kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện rà soát quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về MBH dành cho người đi mô tô, xe máy. (Ảnh chụp ngày 23/8 tại đường Phạm Văn Đồng).
|
|
Trong văn bản cũng yêu cầu cần quy định thêm các yêu cầu kỹ thuật đối với các linh kiện (vỏ mũ, mút, xốp lót mũ) dùng để lắp ráp MBH. Đồng thời, UBND TP cũng kiến nghị Bộ Công an và Bộ GTVT nghiên cứu, tham mưu Chính phủ ban hành quy định chế tài đối với các trường hợp người ngồi trên mô tô, xe gắn máy đội mũ không phải là MBH dành cho người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy. (Ảnh chụp ngày 23/8 tại đường Phạm Văn Đồng).
|
|
Theo Chi cục Quản lý thị trường, trên địa bàn TP.HCM có 713 cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng MBH, trong đó có 44 cơ sở sản xuất, 564 cơ sở kinh doanh cố định, 87 điểm bán trên vỉa hè và 18 xe đẩy lưu động. (Ảnh chụp ngày 23/8 tại đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức). |
|
Đường Phạm Văn Đồng là một trong những con đường bán nhiều mũ bảo hiểm không rõ nguồn gốc, chất lượng. |
|
Dịch vụ bán sim kèm mũ bảo hiểm nhưng không ai rõ nguồn gốc mũ bảo hiểm này từ đâu. (Ảnh chụp ngày 23/8 tại đường Phạm Văn Đồng).
|
|
Mũ bảo hiểm được người bán để lăn lóc ngoài đường. Nhìn bằng mắt thường cũng có thể dễ dàng nhận biết đây là loại mũ kém chất lượng. (Ảnh chụp ngày 23/8 tại đường Cộng Hòa, quận Tân Bình).
|
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận