Chi tiết các mức phạt vi phạm giao thông mới nhất với xe máy theo Nghị định 46 có hiệu lực từ 1/8. - Trong ảnh chị Vũ Thị H. (ở phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đi xe gắn máy không đội MBH. Chị giải thích vì mặc áo chống nắng nên khó đội mũ. Chị H. bị lập biên bản với mức phạt 150.000 đồng. (Chụp tại ngã tư Điện Biên Phủ - Trần Phú ngày 1/8, ngày đầu tiên Nghị định 46 chính thức có hiệu lực). - Ảnh: Khánh Linh |
Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, đã có hiệu lực từ 1/8/2016. Đây là văn bản mới nhất, thay thế cho các Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và 107/2014/NĐ-CP của Chính Phủ.
Không đội mũ bảo hiểm bị phạt tới 200 ngàn đồng
Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm khi người Điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ ( tại điểm i, khoản 3, điều 6)
Hoặc chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật ( tại điểm k, khoản 3, điều 6).
>>>TOÀN VĂN NGHỊ ĐỊNH 46 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM GIAO THÔNG
Không bật đèn chiếu sáng 19h hôm trước tới 5h hôm sau phạt tới 100 ngàn đồng
Nghị định 46 quy định bật đèn xe từ 19h hôm trước tới 5h hôm sau, theo đó các phương tiện không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn sẽ bị xử phạt. Mức xử phạt cao nhất đối với người lái xe máy là 100.000 đồng ( theo điểm c, khoản 2, điều 6)
Từ 1/8, đi xe máy nghe điện thoại di động bị phạt tiền tới 200 ngàn đồng. - Ảnh minh họa |
Dùng điện thoại khi điều khiển xe máy phạt tiền tới 200 ngàn đồng
Nghị định số 46/2016/NĐ-CP đề xuất tăng mức phạt tiền đối với nhóm người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Cụ thể, người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (mức phạt tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP là 60.000 - 80.000 đồng). ( tại điểm o, khoản 3, điều 6).
Vượt đèn vàng bị phạt tiền tới 400 ngàn đồng
Tại điểm c, khoản 4, điều 6 trong NĐ 46 quy định phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với hành vi Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Người đi môtô, xe gắn máy, xe máy điện vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ với mức phạt tối đa 400 ngàn đồng.
Đi xe máy vào đường cao tốc dành riêng cho ô tô bị phạt tới 1 triệu đồng - Ảnh minh họa |
Đi xe máy trên đường cao tốc bị phạt đến 1 triệu
Hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc tại điểm b, khoản 5, điều 6 quy định: Tăng mức phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng lên mức 500.000 – 1.000.000 đồng; bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.
Gạt chân chống khi chạy xe sẽ bị xử phạt tới 3 triệu đồng
Theo Nghị định 46 , người tham gia giao thông không gạt chân chống khi chạy xe sẽ bị xử phạt tới 3 triệu đồng. Cụ thể tại điểm a, khoản 7, điều 6 quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy.
Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h bị phạt tới 4 triệu đồng
Trong nhóm vi phạm về tốc độ, trong NĐ 46 quy định, người điều khiển xe môtô chạy vượt quá tốc độ quy định trên 20 km/h, có thể bị phạt đến 4 triệu đồng và tước GPLX 3 tháng.
Cụ thể tại điểm a, khoản 8, điều 6 quy định Phạt tiền từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h. Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng ( điểm b,khoản 12, điều 6).
Người tham gia giao thông hoàn toàn bình thường mà từ chối thổi vào ống thổi đo nồng độ cồn vẫn bị coi là chống đối người thi hành công vụ - Ảnh minh họa |
Uống rượu bia lái xe, phạt tới 4 triệu đồng
Tại điểm c, khoản 8, điều 6 quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 - 05 tháng.
Điều khiển xe mà trong cơ thể có chất ma túy phạt tới 4 triệu đồng
Tại khoản 11, điều 6 quy định: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
Dùng chân điều khiển xe máy bị phạt tới 7 triệu đồng
Theo Nghị định 46, nếu dùng chân để điều khiển xe máy khi xe đang chạy trên đường bị phạt từ 5.000.000 -7.000.000 đồng.
Cụ thể tại điểm a, khoản 9, điều 6 quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 -7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy dùng chân điều khiển xe khi xe đang chạy trên đường.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng, tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 -05 tháng, tịch thu phương tiện.
>>> Xem thêm video Ngã sấp mặt vì bỏ hai tay đứng trên yên xe máy:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận