Khi Triều Tiên phóng tên lửa ngang qua lãnh thổ Nhật Bản vào tháng 10 khiến Nhật Bản phải phát đi cảnh báo tình trạng khẩn cấp qua mạng lưới điện thoại, cô Megumi Morohoshi đã ra quyết định mua một phòng tránh bom. Ảnh - Reuters |
Từ lâu, cô Morohoshi đã có ý định này để phòng nguy hiểm do những trận động đất xảy ra liên tục tại Nhật Bản và cũng để có thêm không gian sinh hoạt cho 3 con nhỏ. Tuy nhiên, phải đến khi chiến sự nổ ra ở Ukraine và sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên, cô Morohoshi mới đưa ra quyết định này. Ảnh - Reuters |
“Khi cảnh báo vang lên, tôi cảm thấy rất lo lắng. Tôi luôn muốn có một căn phòng như thế này, nhưng phải đến sau vụ phóng tên lửa vào tháng 10 của Triều Tiên, tôi mới quyết định mình cần nhanh chóng mua phòng tránh bom”, cô Morohoshi nói khi ngồi trong phòng tránh bom làm bằng thép đặt tại khu để xe của gia đình. Ảnh - Reuters |
Không riêng gia đình cô Morohoshi, ngày càng nhiều gia đình tại Nhật Bản tìm mua phòng tránh bom để bảo vệ an toàn cho các thành viên trong gia đình giữa lúc căng thẳng trong khu vực gia tăng. Ảnh - Reuters |
Công ty Nao Engineering đã bán phòng trú ẩn có tên Crisis-1 tại Nhật Bản từ tháng 12/2021. Nao Engineering ghi nhận số lượng đơn đặt hàng tăng mạnh sau khi chiến sự nổ ra tại Ukraine vào tháng 2. Ngoài ra, theo hãng tin Reuters, mối đe dọa lớn nhất với quần đảo Nhật Bản trong năm nay là việc Triều Tiên liên tiếp phóng hàng chục tên lửa và được cho là chuẩn bị thực hiện vụ thử hạt nhân đầu tiên kể từ năm 2017. Ảnh - Reuters |
Đặc biệt, ngày 4/10 vừa qua, Triều Tiên lần đầu tiên phóng tên lửa đạn đạo ngang qua lãnh thổ Nhật Bản kể từ năm 2017. Một tháng sau, Bình Nhưỡng tiếp tục phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, cách bờ biển nước này 200km. Ảnh - Reuters |
Phòng tránh bom của công ty Nao Engineering có kích thước tương đương một phòng chứa đồ, được làm hoàn toàn từ sắt, thép và lắp hệ thống lọc khí do Israel sản xuất để ngăn ngừa khí độc, bức xạ. Yếu điểm là phòng tránh bom không đủ sức chống chịu trước vụ tấn công trực tiếp của tên lửa hoặc vụ nổ hạt nhân cũng như khá cồng kềnh với trọng lượng lên tới 3 tấn, không thể lắp đặt ở đa số ngôi nhà, sân vườn tại Nhật Bản. Ảnh - Reuters |
Mỗi phòng tránh bom có giá 6 triệu yen (44.000 USD) chưa kể chi phí lắp đặt. Ảnh - Reuters |
Ông Yoshimitsu Koyano, Giám đốc điều hành công ty Nao Engineering, cho biết công ty đã nhận được đơn đặt hàng 9 phòng tránh bom từ các cá nhân, cơ quan. Ảnh - Reuters |
Theo công ty Nao Engineering, phòng tránh bom cũng có thể được sử dụng hàng ngày như phòng đọc sách, làm việc, học tập. Ảnh - Reuters |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận