Chuyện dọc đường

Mục tiêu tối thượng là an toàn

22/08/2016, 16:23
image

“Nói là đường bay cao tốc chỉ là thông thoáng hơn, lưu thoát nhanh hơn, phân định rạch ròi hai chiều ra, vào”.

2

Đường bay cao tốc Bắc - Nam đi vào hoạt động tạo thuận lợi cho máy bay lưu thông, không bị tắc nghẽn trên vùng trời (Trong ảnh: Máy bay Vietjet đỗ tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội) - Ảnh: Tạ Tôn

Sau rất nhiều nỗ lực nghiên cứu, đầu tư, cải tạo, nâng cấp để đồng bộ hoá từ hệ thống hạ tầng của quản lý bay, đến phương tiện, thiết bị của hãng hàng không, cuối cùng, “đường bay cao tốc” song song, một chiều trên trục Bắc - Nam cũng đã được thiết lập và đưa vào khai thác.

Cần phải nói rằng, hệ thống đường bay mới này được xây dựng dựa trên tính năng dẫn đường tiên tiến bậc nhất hiện nay (RNAV5) theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO). Khi đường bay này được đưa vào khai thác, có một câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra “rút ngắn được bao nhiêu thời gian cho một chuyến bay từ Bắc vào Nam, mà cụ thể là từ Nội Bài vào Tân Sơn Nhất?”.

Đem câu hỏi này gửi tới cơ quan chức năng, câu trả lời nhận được khá bất ngờ: Mục tiêu chính của việc thiết lập cặp đường bay hàng không song song, một chiều trên trục Bắc - Nam không phải là rút ngắn thời gian bay mà là phân tách luồng, tạo sự thông thoáng cho vùng trời, giúp tàu bay có quỹ đạo tối ưu, từ đó giảm mức độ nặng nhọc, căng thẳng của các kiểm soát viên không lưu đồng thời cũng giảm các nguy cơ tiềm tàng có thể gây mất an toàn.

“Nói là đường bay cao tốc, không phải là tốc độ cao hơn mà chỉ là thông thoáng hơn, lưu thoát nhanh hơn, phân định rạch ròi hai chiều ra, vào”, người đứng đầu Cục Hàng không VN Lại Xuân Thanh khẳng định.

Không thể phủ nhận, với ngành Hàng không, tiết kiệm được vài phút bay cũng là rất đáng quý. Song, quan trọng hơn, chính xác là quan trọng bậc nhất phải là mục tiêu an toàn. Một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không nói: Khẩu hiệu của ngành quản lý bay thế giới là “An toàn - Điều hòa - Hiệu quả”. Dễ dàng nhận thấy, yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu, kế đó là sự điều hoà trong điều hành bay, cuối cùng mới là hiệu quả. Đặc biệt, đối với ngành Hàng không, không có khái niệm tăng - giảm tỷ lệ tai nạn bởi một tai nạn cũng đã là quá nhiều, có thể mang đến những hệ lụy vô cùng lớn.

“Khi có bất cứ một phương thức mới, một công nghệ mới nào được áp dụng, với hàng không, câu hỏi đặt ra nên là “an toàn có được đảm bảo, có được tăng cường không” thay vì “hiệu quả kinh tế như thế nào”, chuyên gia này nói.

>>>Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.