Chất lượng sống

Mùng tơi chữa bệnh mùa hè

25/05/2015, 09:07

Rau mồng tơi có tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc, dùng chữa đại tiện bí kết, đại tiện xuất huyết,...

giat-minh-5-tac-hai-cua-mong-toi-chua-tung-duoc-bi
Rau mùng tơi chưa nhiều bệnh.

Mùng tơi hiện là loại cây mọc phổ biến trong vườn nhà, được sử dụng làm rau ăn rất thông dụng, đặc biệt trong mùa hè.

Nhưng ít ai biết, từ rất lâu đời, mùng tơi được sử dụng làm thuốc chứ không phải làm rau ăn. Chính từ làm thuốc, thấy loài cây này có nhiều tác dụng, có giá trị dinh dưỡng, vị dễ ăn, nên mùng tơi mới trở thành loại rau ăn phổ biến như hiện nay.

Trong y học cổ truyền, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc, dùng chữa đại tiện bí kết, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện không thông, đái rắt, đái nhỏ giọt, kiết lỵ, ban chẩn, đinh sang...

Để chữa đại tiện táo bón, dùng 500 g mùng tơi, thêm mắm muối, tương, giấm, nấu thành món canh ăn trong bữa cơm, ăn trong vài ngày. Nếu đại tiện xuất huyết kinh niên, lấy một con  gà mái già bỏ đầu, chân, nội tạng, hầm chín rồi cho 30 g mùng tơi vào, nấu thêm 20 phút nữa.

Để chữa tiểu tiện không thông suốt, đái rắt, đái nhỏ giọt, dùng 70-100 g rau mồng tơi tươi, sắc lấy nước uống trong ngày.

Lá mùng tơi tươi giã nát có thể dùng để cầm chảy máu mũi do huyết nhiệt bằng cách dùng bông thấm nước mùng tơi, nhét vào lỗ mũi. Chữa đinh nhọt cũng dùng lá rau mồng tơi tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay thuốc 2-3 lần.

Khi khớp xương tay chân đau nhức do phong thấp, lấy khoảng 50-100 g mùng tơi cả cây, móng chân giò một cái, hầm với nước và rượu cho chín, làm món ăn trong bữa cơm hàng ngày.

Tuy nhiên, do có tính lạnh nên mùng tơi không thích hợp với những người tỳ vị hư hàn (lạnh bụng), hay tiêu chảy...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.