Hạm đội 7 Mỹ sẵn sàng tới Biển Đông nếu có biến (ảnh minh họa) |
Mỹ phản ứng chuyên nghiệp
Jim Sciutto cho biết khi Trung Quốc 8 lần phát loa yêu cầu máy bay Mỹ “rời khỏi đây ngay lập tức”, Hải quân Mỹ đã bình tĩnh và phản ứng rất chuyên nghiệp. Bản thân phóng viên này còn cảm nhận được sự thất vọng trong giọng nói của phát thanh viên Trung Quốc khi không được đáp ứng yêu cầu từ Hải quân Mỹ.
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ điều máy bay tới không phận ở Biển Đông. Trước đó, Mỹ cũng đã thực hiện một chuyến bay tới đây sau khi nhận được lời thách thức từ Hải quân Trung Quốc.
Trước những thắc mắc cho rằng Trung Quốc có khả năng bắn hạ máy bay Mỹ, PV CNN cho biết các chuyến bay của Hải quân Mỹ có vị trí rất xa so với bờ biển Trung Quốc. Tuy nhiên, mối đe dọa nguy hiểm nhất là từ những vũ khí trên tàu hải quân của Trung Quốc mà bằng mắt thường có thể nhìn thấy từ máy bay P8-A Poseidon.
Phóng viên CNN có mặt trên máy bay P8-A Poseidon |
“Nhưng vào thời điểm này, nếu xảy ra một vụ bắn hạ máy bay thì rõ ràng đó là hành động chiến tranh. Do đó, giả thiết đó rất khó xảy ra”, Jim Sciutto cho hay.
Mất kiên nhẫn vì Trung Quốc
Việc Hải quân Mỹ cho phép truyền thông, cụ thể là kênh truyền hình CNN có mặt trên máy bay giám sát chính là cách mà Washington muốn thông báo cho cả thế giới biết về hành động phi pháp của Trung Quốc. Không chỉ vậy, Mỹ cũng muốn cảnh báo với Trung Quốc rằng Washington đang theo dõi từng động thái của Bắc Kinh. Thẳng thắn hơn, Mỹ đang mất kiên nhẫn trước những hành động trái pháp luật của Trung Quốc.
Những hình ảnh về đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông do máy bay P8-A Poseidon ghi lại |
Trước những quan ngại về khả năng xảy ra cuộc xung đột giữa Mỹ- Trung Quốc, Jim Sciutto nhận định điều này có thể xảy ra nếu có tình huống các máy bay hay tàu của hai nước đụng độ. Tuy nhiên, tình huống xấu nhất đó cũng có thể hạn chế nếu một trong hai bên xuống thang.
PV CNN cho rằng sự khác biệt về văn hóa ít nhiều cũng tác động đến vấn đề đang xảy ra giữa Mỹ- Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc muốn cho cả thế giới thấy được sức mạnh của một cường quốc bằng việc tranh chấp các vùng lãnh thổ. Trong khi đó, sự hiện diện của quân đội Mỹ lại khiến nhiều người Trung Quốc nghĩ rằng Bắc Kinh đang cố tình thách thức. Tuy nhiên, Mỹ với vai trò là người nắm giữ hòa bình trong khu vực lại không muốn để xảy ra bất cứ cuộc xung đột nào.
Kịch bản Biển Hoa Đông
Tuy vậy, cuộc tranh chấp về lãnh hải ở Biển Đông có thể dẫn tới một tình huống tương tự ở Biển Hoa Đông, cụ thể là giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Không ít cuộc đụng độ trên biển và trên không giữa Tokyo và Bắc Kinh đã xảy ra. Mặc dù trong thời gian này, những căng thẳng đó đã giảm nhiệt song một giải pháp lâu dài còn khó khăn.
Điều mà nhiều người đang quan tâm hiện nay là liệu khả năng liên minh Trung – Nga có diễn ra hay không. Jim Sciutto cho biết đã có những dấu hiệu cho thấy hai nước đang tăng cường hợp tác song yếu tố liên minh để chống lại sự can thiệp của Mỹ ở Biển Đông thì còn là ẩn số.
Jim Sciutto cũng bày tỏ lo ngại việc Trung Quốc nạo vét để xây dựng các đảo nhân tạo sẽ ảnh hưởng tới hệ sinh thái dù phía Bắc Kinh vẫn tuyên bố rằng các hoạt động này nhằm cải tạo môi trường biển hay dự báo thời tiết.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận