Biểu tình phản đối thái đội kỳ thị của cánh sát da trắng đối với người da màu đang leo thang |
Riêng trong ngày 1/5, tại Baltimore đã xảy ra ít nhất 4 cuộc biểu tình và tuần hành. Ngoài ra, biểu tình còn lan rộng tới Chicago, New York, Seattle, Dallas, San Francisco and Oakland, California...
Trước đó, sáng sớm ngày hôm nay (theo giờ Việt Nam), một người phụ nữ tham gia biểu tình tại Baltimore đã cảnh sát bị bắn chết. Theo trung sĩ Gregory Lyon, người phụ nữ này bị bắt và áp giải lên xe tuần tra của cảnh sát. Tuy nhiên, nghi phạm sau đó dùng một khẩu súng bắn 2 nhân viên công vụ ngồi đằng trước và bị bắn trả. Mặc dù được đưa tới bệnh viện nhưng người phụ nữ không qua khỏi. Ông Lyon từ chối tiết lộ vì sao người phụ nữ này mang súng bên người cũng như tội trạng của người này.
Mặt khác, cùng ngày, Cảnh sát trưởng thành phố Baltimore, ông Eric Kowalczyk cho biết: “Tổng cộng 98 cảnh sát bị thương trong các cuộc đụng độ với người biểu tình. Cụ thể, 43 trường hợp phải cấp cứu tại bệnh viện, 13 người hiện không thể tiếp tục làm việc, 15 trường hợp khác không thể làm công việc trên đường phố mà chỉ có thể làm công việc hành chính”.
Bắt 6 cảnh sát vì tội giết người
Chưởng lý thành phố Baltimore thông báo bắt giữ 6 cảnh sát liên quan tới cái chết của Gray |
22h00 giờ ngày 1/5 (theo giờ Việt Nam), Chưởng lý thành phố Baltimore – bà Marilyn Mosby công bố kết quả điều tra cho biết, cái chết của thanh niên da đen Freddie Gray là do bị sát hại. Sáu cảnh sát áp giải Gray ngày xảy ra vụ án mạng đã bị bắt vì nhiều cáo buộc liên quan tới cái chết của Gray trong đó có sát hại người cấp độ hai.
Các cuộc biểu tình tại Baltimore bắt đầu diễn ra từ ngày 27/4, sau đám tang Freddie Gray. Hôm 28/4, Thống đốc bang Maryland, ông Larry Hogan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại thành phố Baltimore.
Biểu tình nảy sinh từ sự việc Freddie Gray, thanh niên da màu 25 tuổi, bị bắt vào ngày 12/4 và chết vì hôn mê, chấn thương cột sống một tuần sau đó khi đang trong nhà giam của cảnh sát Baltimore. Lực lượng áp giải gồm 6 người thừa nhận Gray yêu cầu họ trợ giúp y tế nhưng không được đáp ứng. Thêm vào đó, phạm nhân không được thắt dây an toàn khi ngồi trên xe. Đây là hành vi trái với quy định của ngành.
Từ cuối năm ngoái tới đầu năm nay, Mỹ chứng kiến liên tiếp nhiều cuộc biểu tình leo thang thành bạo động phản đối thái độ phân biệt chủng tộc của cảnh sát nước này. Điển hình, cuối tháng 12 năm ngoái, người dân Mỹ tổ chức cuộc biểu tình lớn nhất, rộng khắp trên các thành phố của nước Mỹ như thủ đô Washington D.C., New York, Boston… để phản đối cảnh sát da trắng bắn chết thanh niên da màu Michael Brown (18 tuổi) ở thành phố Ferguson, bang Missouri hôm 9/8/2014.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận