Vai trò thống trị của Mỹ đã lung lay
Trong khi đại dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, nhiều người đã hướng tầm nhìn về phía trước, suy nghĩ trước câu hỏi làm thế nào và liệu cuộc khủng hoảng sức khỏe mà thế giới đang phải gồng mình chống đỡ sẽ định hình lại một trật tự địa chính trị mới và thời đại toàn cầu hóa hay không.
Các nhà báo trong một bài xã luận của tờ Le Monde ở Pháp cho rằng, cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn do dịch Covid-19 đang thay đổi sâu sắc trật tự thế giới được xây dựng dưới sự bảo trợ và thống trị của Hoa Kỳ sau Thế chiến II.
Trong một loạt các cuộc điều tra, báo Le Monde đã phát hiện ra các lỗ hổng sai lầm mang tính địa chính trị xuất hiện từ dịch bệnh và sự suy giảm niềm tin của thế với, đặc biệt là khi các nền kinh tế và dân số của chúng có đã và có dấu hiệu tiếp tục sụp đổ.
Mặc dù ở thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa biết mức độ nguy hiểm và khủng hoảng sức khỏe sẽ kéo dài như thế nào, nhưng theo các nhà báo Pháp, ở giai đoạn này, có thể rút ra những bài học nhất định từ cú sốc do Covid-19 gây ra trong trật tự thế giới hiện hành.
Sự trỗi dậy kịch tính của Trung Quốc
Theo cácnhà báo Pháp, trật tự quốc tế vốn đã mong manh, được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ II, đã cho thấy nó không còn thích nghi với thực tế của cán cân quyền lực trong thế kỷ 21.
Điều đó càng đúng hơn khi thế giới chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc như là một nhân vật chủ chốt trên đấu trường cạnh tranh ảnh hưởng.
Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, việc vai trò của Liên Xô và Trung Quốc được tăng cường, đã dần dần làm mất cân bằng trật tự thế giới dựa trên tính đối ngẫu giữa hai siêu cường Liên Xô - Mỹ, báo Le Monde viết.
Trật tự lưỡng cực này đã được kế tục bởi một "rối loạn đa cực". Theo thời gian, trật tự lưỡng cực bắt đầu ngày càng không phù hợp với những gì diễn ra trong thực tế là một chế độ toàn cầu đa cực đã hình thành.
Sự chậm trễ mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo cho cộng đồng quốc tế về nguy cơ xảy ra đại dịch (Covid-19) làm nổi bật vai trò mà báo Le Monde gọi là “đòn bẩy của Bắc Kinh” đối với tổ chức này.
Với sự trì hoãn trong việc đưa ra các tuyên bố của WHO về Trung Quốc, tổ chức này đã bị chỉ trích từ phía Hoa Kỳ khi cả Washington và Bắc Kinh đều chỉ trích nhau dữ dội về sự minh bạch và nguồn gốc của bệnh dịch.
Các nhà báo của Le Monde cho rằng sự cạnh tranh ngày càng trầm trọng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã bộc lộ ngay trong đại dịch. Điều này được thể hiện qua việc các bên “dùng nhiều năng lượng” để đối đầu nhau hơn là nỗ lực quản lý cuộc khủng hoảng sức khỏe.
Báo Le Monde cho rằng Trung Quốc đã khôn ngoan hơn trong việc lấp đầy khoảng trống mà Mỹ để lại, vì Hoa Kỳ từ chối vai trò lãnh đạo trước đây của mình trong các tổ chức quốc tế.
"Tổng thống Donald Trump đã không đồng ý tham gia các cuộc họp quốc tế, ngay cả khi chúng được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Ông Trump lẽ ra nên chủ trì các cuộc họp tại Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bảo an... thay vì để chúng bị tê liệt" - báo Le Monde viết.
Châu Âu bị bỏ rơi, thất bại, chia rẽ
Sự tấn công của Covid-19 đã tàn phá sự thống nhất của châu Âu vì liên minh này đã không thể hiện tình đoàn kết đối với các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng nặng nề nhất, như trường hợp của Italy.
Với sự phong tỏa và đóng cửa biên giới được luật hóa trong nỗ lực làm chậm sự lây lan của dịch bệnh, sự ích kỷ của các quốc gia thành viên đã gây nguy hiểm cho hai trụ cột của Liên minh Châu Âu: Khu vực Schengen và thị trường đơn lẻ.
Bị Hoa Kỳ bỏ rơi, bị Trung Quốc thèm muốn và quan hệ lạnh nhạt với Nga, báo Le Monde kết luận rằng, châu Âu vẫn tin vào chủ nghĩa đa phương hơn những gì đã tồn tại.
Dịch bệnh cũng đã khiến cho sự chia rẽ trong châu Âu càng thêm trầm trọng, làm gia tăng căng thẳng hiện có giữa các quốc gia ở Nam Âu, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, như trường hợp của Italy, Tây Ban Nha với khu vực miền Bắc Âu mạnh hơn về tài chính.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã gửi lời xin lỗi chân thành đến Italy vào ngày 16 tháng 4 vì nhiều người Italy đã tức giận vì sự giúp đỡ mà họ nhận được từ khối EU trong những ngày đầu bùng phát dịch vào tháng 3 là quá ít ỏi.
Phát biểu tại một cuộc tranh luận tại Nghị viện châu Âu, bà Ursula von der Leyen nói rằng "quá nhiều nước không có mặt đúng lúc khi Italy cần một bàn tay giúp đỡ ngay từ đầu", thừa nhận rằng các nước thành viên của EU bỏ rơi nước láng giềng của mình.
Mỹ, Trung Quốc xúc phạm nhau
Trong khi đại dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng, Washington và Bắc Kinh liên tục cáo buộc lẫn nhau.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Trung Quốc vì đã xử lý khủng hoảng sức khỏe kém, cáo buộc Bắc Kinh che giấu dữ liệu quan trọng về đại dịch trong giai đoạn đầu và yêu cầu điều tra vào các báo cáo nói rằng virus đã được gây ra bởi một tai nạn tại Viện Virus học Vũ Hán.
Tháng 4, ông Donald Trump tuyên bố ngừng tài trợ tiền cho WHO, cáo buộc cơ quan này đã che đậy sự lây lan của dịch bệnh sau khi nó được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc.
Trung Quốc đã kịch liệt bác bỏ mọi cáo buộc chống lại mình, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đã minh bạch trong khi gửi đi các báo cáo về đại dịch Covid-19.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận