Nhiều người cho rằng cúng ông Công ông Táo phải đặt trên ban thờ thể hiện trang trọng nhưng có người cho rằng phải đặt trong bếp mới đúng chỗ. (Ảnh minh họa)
Cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ bắt nguồn từ sự tích "2 ông 1 bà", là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Ông Công, ông Táo được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện - Ác của loài người.
Và hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội.
Do đó, trong tín ngưỡng của người Việt, ông Công và ba vị Thần Táo là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình trên cơ sở những việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.
Vì vậy, với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình lại làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời một cách long trọng.
Tuy nhiên, câu hỏi nên cúng ông Công ông Táo ở đâu trong nhà là tốt nhất vẫn là điều mà nhiều người băn khoăn.
Theo một số nhà nghiên cứu văn hóa, lễ cúng, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải đặt ở một nơi riêng, tách biệt hẳn với bàn thờ gia tiên.
Một số ý kiến cho rằng nên đặt mâm cúng trong bếp để đúng với vị thần Bếp núc.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, bàn thờ chính là nơi thờ thổ công nên việc đặt mâm cúng ông Công ông Táo là hợp lý và thể hiện sự long trọng, thành kính của gia chủ.
Như vậy, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu hay thống nhất nào về việc cúng ông Công ông Táo trên ban thờ gia tiên hay dưới bếp là đúng. Tuy nhiên, có một điều thống nhất là nghi lễ cúng ông Công ông Táo đều phải được thực hiện long trọng, thể hiện sự thành kính của gia chủ.
Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng chay hoặc mặn, cầu kỳ hoặc đơn giản. Nếu là cỗ chay thì đơn giản với hoa quả, trầu cau, vàng mã để tiễn Táo quân về trời. Mâm lễ mặn thường gồm: Gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay); 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối; 1 bát canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc); 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò; 1 đĩa chả rán, thịt đông; 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho; 1 đĩa trái cây; 1 ấm trà sen, 3 chén rượu. Nhiều gia đình có thể cúng thêm các món chè theo đặc trưng vùng miền và các loại bánh trái khác nhau.
Mâm lễ bày tỏ lòng tôn kính, chứng mình tâm đức lòng thành của gia chủ, biết ơn 3 vị Táo đã phù hộ cho gia đình an cư lạc nghiệp, sức khỏe bình an, tăng tài tiến lộc, gia đạo hưng vượng, công thành danh toại... và mong ước năm sau an khang thịnh vượng hơn năm trước.
Lễ cúng ông Công ông Táo có thể thực hiện vào nhiều thời điểm khác nhau. Một số giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2023:
Ngày 20 tháng Chạp: Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h); Hợi (21h-23h). Trong đó, giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân, hứa hẹn cả năm mới gặp nhiều may mắn, dữ hóa lành.
Ngày 23 tháng Chạp: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), tốt nhất là trước 12 giờ trưaĐặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn ông Táo về trời.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận