Đồ cúng Tết Đoan Ngọ. |
Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ cần tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.
Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) là lúc tiết trời nóng bức nhất cũng là khoảng thời gian chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.
Vì vậy, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.
Theo quan nhiệm xưa, trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho con người. Sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.
Mận thức hoa quả được sử dụng nhiều nhất trong Tết Đoan Ngọ. |
Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5.
Cách trừ sâu bọ trong người như sau: Sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc.
Sau đó bước chân ra khỏi giường ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.
Đồ cúng Tết Đoan Ngọ gồm: Hương, hoa, vàng mã; Nước; Rượu nếp; Các loại hoa quả như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối, xôi, chè.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận