1. Tập tạ, nâng vật nặng
Nâng tạ hoặc nâng vật nặng, va đập là các lý do chủ yếu cho vết bầm tím. Khi các mạch máu của bạn đã yếu thì việc hoạt động thể chất khiến các mao mạch khỏe nhất cũng bị tổn hại. Do đó, việc tập thể dục khi chưa dãn cơ hoặc lúc cơ thể mệt mỏi sẽ khiến sức khỏe xuống cấp.
Ngay cả trẻ em cũng có thể bị bầm tím ở vai vì cặp sách quá nặng.
Người ta tin rằng những vết bầm như vậy không nguy hiểm lắm nhưng đó là một minh chứng cho việc bạn đang làm quá sức.
2. Uống thuốc
Sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng đến máu có thể dẫn đến sự xuất hiện của những vết bầm tím. Chúng có thể xuất hiện mờ rồi đậm dần theo thời gian. Những vết bầm này thường bị gây ra bởi các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc chứa sắt hoặc thuốc chống hen.
Loại thuốc phổ biến nhất làm cho máu lỏng hơn và có thể dẫn đến vết bầm tím là aspirin.
Nếu bạn đã nhận thấy mối liên hệ giữa việc dùng thuốc và các vết bầm trên da thì hãy đi khám ngay để tránh hiện tượng chảy máu trong.
3. Bệnh về máu
Bệnh về máu và mạch máu có thể gây ra vết bầm tím. Giãn tĩnh mạch, Willebrand, giảm tiểu cầu hoặc bệnh bạch cầu thường được gây ra bởi các vấn đề với lưu thông máu.
Do đó, bạn hãy đến bệnh viện nếu nhận thấy ngoài các vết bầm còn có những triệu chứng đáng lo khác như: đau và sưng chân, chảy máu nướu, các đốm mao mạch nhỏ trên cơ thể hoặc chảy máu cam.
4. Thiếu chất dinh dưỡng
Một số vết bầm không giải thích được có thể là một tín hiệu cho thấy cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết. Ví dụ, B12 tham gia sản xuất máu, vitamin K chịu trách nhiệm cho quá trình đông máu và vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra mô mới. Không có các chất này, các mạch máu sẽ dễ bị vỡ.
Một loại vitamin rất quan trọng khác là P. Không có nó, việc sản xuất collagen là bị trì trệ, do đó các mạch trở nên mỏng dẫn đến tình trạng xuất hiện vết bầm trên da.
Cân bằng sắt rất quan trọng đối với cơ thể. Khi thiếu sắt hoặc có quá nhiều sắt trong máu sẽ không chỉ gây vết bầm mà còn nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Nguồn vitamin P là trà xanh tươi, táo, bí ngô và tỏi. Vitamin K có thể được tìm thấy trong chuối, trứng, các loại hạt và cá béo. B12 có thể được tìm thấy trong gan, cá, phô mai và rau diếp.
5. Mất cân bằng nội tiết tố
Mất cân bằng hormonal là một trong những lý do phổ biến nhất cho vết bầm tím. Chúng có thể xuất hiện nếu bạn thiếu hụt estrogen.
Nếu bạn đang trải qua thời kỳ mãn kinh, bạn đang dùng thuốc nội tiết tố, hoặc nếu bạn đang mang thai thì estrogen sẽ bị thiếu và khiến các mạch máu, thành mao mạch dễ bị tổn thương, xuất hiện vết bầm trên da.
6. Thay đổi liên quan đến tuổi
Một yếu tố khác khiến các vết bầm xuất hiện trên da là tuổi tác. Khi cơ thể già nua, hệ thống mạch máu trở nên yếu dần theo tuổi tác và các mô mất tính đàn hồi.
7. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lưu thông máu, do đó, rất hay gây hiện tượng bầm tím. Và cũng có những vết bầm tím có thể là triệu chứng của bệnh này ở giai đoạn rất sớm.
Ngoài các vết bầm còn có các triệu chứng khác chỉ ra bạn mắc bệnh tiểu đường như: thường xuyên khát nước, vết thương lâu lành hơn, bạn mệt mỏi nhanh chóng, thị lực mờ và bạn có những đốm trắng trên da.
Thông thường, vết bầm trên da mờ dần hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau khi bị thương. Vì vậy, nếu bạn thấy vết bầm có màu sắc lạ hoặc không biến mất sau 2 tuần thì hãy đi khám bác sĩ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận