Năm 2015, nước Nga trỗi dậy giữa vòng vây Mỹ và phương Tây. Ảnh: Tổng thống Nga Vladimir Putin. |
Báo chí Nga cho rằng năm 2015 là năm Nga phát giác bộ mặt thật của các cường quốc phương Tây, từ âm mưu nhằm lật đổ chế độ ở Syria tới việc gây hấn với Yemen, Iran, Nga, Trung Quốc và bất kỳ nước nào khác trái quan điểm.
Khủng hoảng tị nạn, khủng bố
Năm 2015, cuộc khủng hoảng di dân tại các nước Liên minh châu Âu lên đến một triệu người (ghi nhận tại biên giới EU ). Theo Liên Hiệp Quốc hàng ngàn người đã thiệt mạng khi băng qua Địa Trung Hải và biển Aegean trên chiếc thuyền ọp ẹp để tiếp cận bờ biển của Ý và Hy Lạp. Các quốc gia EU đã tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh về tình trạng khẩn cấp, nhưng không đưa ra phản ứng đáng ghi nhận nào cả. Các nước như Anh và Pháp bị cáo buộc đã không hành động mặc dù hoàn toàn có khả năng hỗ trợ giải quyết tị nạn trong khi các nước nhỏ hơn như Hy Lạp, Hungary, Croatia và Slovenia than phiền rằng họ đang chịu sức ép " quá tải " do dân tị nạn ồ ạt tràn vào.
Căng thẳng nội bộ EU về vấn đề di cư dẫn đến việc làm sáng tỏ những nguyên tắc sáng lập của khối cộng đồng này. Chẳng hạn như Hiệp định Schengen, Đức về dịch chuyển tự do của công dân đã nổi lên là một sự " hào phóng " của các quốc gia EU, áp dụng với những người tị nạn. Tuy nhiên, Đảng cầm quyền Dân chủ Thiên chúa giáo của bà Angela Merkel đã dữ dội phản đối người nhập cư. Ở nhiều nơi khác châu Âu đã chứng kiến sự nổi lên của cánh hữu.
Cảnh sát Đức đàn áp dân tị nạn. Ảnh: Reuters |
Phương Tây và các quốc gia Ả Rập can thiệp một cách bất hợp pháp trong việc lật đổ chính phủ dân cử của Tổng thống Bashar al-Assad. Anh, Pháp, cùng với sự hỗ trợ từ Mỹ và các đồng minh trong khu vực, đã gửi viện trợ quân sự cho phe nổi loạn chống chính quyền Tổng thống Syria. Đến cả Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Qatar cũng đang nỗ lực đẩy mạnh quân sự cho cuộc nổi dậy này.
Hầu hết các nhóm nổi dậy ở Syria thực tế bao gồm lính đánh thuê nước ngoài theo tư tưởng Hồi giáo cực đoan, liên kết với các tổ chức khủng bố quốc tế, chẳng hạn như Al-Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS. Vụ gần đây nhất là thảm sát tại Paris 13/11, làm 130 người đã thiệt mạng.
EU trước đó đã trừng phạt chính phủ Syria, cho rằng chính phủ phải chịu trách nhiệm về vấn đề bạo lực trong nước.
Nga xuất chiêu
Can thiệp quân sự của Nga trong cuộc xung đột Syria bắt đầu từ ngày 30/09. Nga, cùng sự trợ giúp của Iran và phong trào kháng chiến ở Lebanon, là sự kết hợp quốc tế hợp pháp và nhận được sự đồng thuận của chính phủ Syria.
Tất cả các biện pháp can thiệp nước ngoài khác tại Syria từ Hoa Kỳ và các thành viên EU, trong đó có Anh, Pháp và Đức, được cho là vi phạm luật pháp quốc tế.
Từ các cuộc không kích, Nga phát hiện việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp xúc với lực lượng hậu thuẫn bất hợp pháp của phương Tây trong việc lật đổ chính quyền ở Syria. Đó là lý do giải thích tại sao máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ chiến đấu cơ Nga vào ngày 24/11.
Năm 2015 của Nga kết thúc bằng việc Mỹ và các đồng minh châu Âu áp đặt trừng phạt kinh tế mạnh hơn vào Nga vì vấn đề Ukraine.
Trong bài phát biểu của Putin trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 9 vừa qua, ông Putin nêu danh các quốc gia đã coi thường luật lệ quốc tế bằng các can thiệp quân sự, tài chính và chính trị. Sự suy thoái các tiêu chuẩn pháp lý, chủ quyền và sự bùng nổ các cuộc xung đột và khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới có thể do sự tiếp tay của Mỹ và các đồng minh châu Âu. “Các ngài đã thấy mình đã gây nên điều gì chưa?”- Tổng thống Putin phát biểu trước Liên hợp quốc.
Năm 2015 đánh dấu kỷ niệm 70 năm kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, khi chủ nghĩa phát xít bị đánh bại chủ yếu là bởi sức mạnh quân sự và sự hy sinh của Liên Xô. Lễ kỉ niệm được tổ chức tại Matx-cơ-va để vinh danh chiến thắng không hề có sự tham dự của các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Pháp hay các nước châu Âu khác do các cáo buộc tranh chấp của Nga với Ukraine.
70 năm sau thất bại của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, một lần nữa cuộc chiến chống lại khủng bố lại tiếp diễn. Và một lần nữa, nước Nga kiên cường đấu tranh chống khủng bố với sức mạnh vượt trội tại Syria nhằm tiêu diệt IS.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận