Góc nhìn

Nga cũng là “người chơi giấu mặt” trong đàm phán Mỹ - Triều?

13/06/2018, 09:35

Nếu như phần đông ý kiến cho rằng, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra hôm 12/6 là một thành tựu...

30

Các nhà lãnh đạo Mỹ, Nga, Triều Tiên

Nếu như phần đông ý kiến cho rằng, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra ngày 12/6 là một thành tựu lớn của Tổng thống Trump thì những phân tích trong bài viết này sẽ đưa đến một góc nhìn khác về “người chơi giấu mặt” của cuộc gặp mặt lịch sử này.

Người chơi ẩn mặt

Trong khi Trung Quốc có vẻ như có nhiều tác động thúc đẩy ông Kim Jong-un vào tham gia cuộc đối thoại với siêu cường lớn nhất hành tinh Hoa Kỳ, ảnh hưởng của Nga đối với quá trình này gần như bị lờ đi và không mấy được chú ý.

Tuy nhiên, báo Pravda (Sự Thật) của Nga dẫn lời các nhà phân tích cho rằng, không thể phủ nhận việc Nga đích thị là một “người chơi quan trọng” trong quá trình đàm phán về chương trình hạt nhân Triều Tiên.

“Mặc dù những động thái công khai của Moscow trong các cuộc đàm phán liên quan đến Triều Tiên thời gian gần đây xuất hiện tương đối ít nhưng khả năng đứng sau hậu trường của Nga trong việc có thể tạo ra “một cú hích lớn” trong quá trình này không bao giờ bị đánh giá thấp”, CNBC dẫn lời bà Elizabeth Economy, Giám đốc nghiên cứu châu Á tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ.

Hồi cuối tháng 5, trong chuyến thăm Bình Nhưỡng, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã truyền đạt lại lời của người đứng đầu Điện Kremlin trong đó mời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến Moscow.

Điều đáng nói ở đây là chuyến thăm này diễn ra vào thời điểm nhiều hoạt động ngoại giao đang được thúc đẩy nhằm khôi phục lại cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim khi nó đứng trước nguy cơ bị hủy bởi ông chủ Nhà Trắng.

Do đó, Nga đóng vai một nhà tư vấn hậu trường cực kỳ khôn khéo, bí mật trong tiến trình đàm phán liên quan đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Thêm vào đó, ngoài Trung Quốc, Nga cũng là một trong số ít các quốc gia đã và luôn sẵn sàng cung cấp cho Triều Tiên cơ sở hạ tầng giao thông và mạng lưới viễn thông.

Các công ty Nga vẫn tiếp tục xuất khẩu nhiên liệu cho đất nước bị cô lập này, đồng thời Moscow muốn xây dựng một đường ống dẫn khí đốt cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng cho Triều Tiên. Do đó, cả Nga và Trung Quốc đều muốn ngăn chặn Washington trong nỗ lực thiết lập ảnh hưởng ở Bắc Á.

Chuyên gia Nga cho rằng, Moscow vẫn đóng vai trò quan trọng đối với các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

“Vị thế của Nga đối với vấn đề Triều Tiên sẽ yếu nếu Moscow không phối hợp hành động với Trung Quốc, một đồng minh quan trọng duy nhất của Triều Tiên bởi Bình Nhưỡng tin tưởng cả Moscow và Bắc Kinh”, ông Blokhin phân tích.

Đàm phán Mỹ - Triều sẽ không dễ dàng

Ngày 11/6, Nhà Trắng thông báo hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ khai mạc vào 9h sáng 12/6 , đồng thời xác nhận thông tin về cuộc gặp riêng giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào đầu hội nghị này. Nhiều người đã tỏ ra kỳ vọng vào kết quả của sự kiện lịch sử.

Tuy nhiên, cũng có người thiếu lạc quan về cuộc gặp thượng đỉnh giữa Washington và Bình Nhưỡng. Thực tế thì kết quả cuộc gặp cũng đã phản ánh phần nào nhận định này bởi nó chỉ là một sự kết thúc mang tính mở màn, các bên sẽ phải đàm phán với nhau nhiều nữa trước khi giải quyết được triệt để vấn đề phi hạt nhân hóa.

Chuyên gia Konstantin Blokhin của Học viện Quân sự Nga tin rằng: “Người Mỹ cần có Triều Tiên dưới vỏ bọc một kẻ thù để biện minh cho sự hiện diện quân sự của họ trong khu vực và bán các loại hệ thống tên lửa đắt tiền cho Nhật Bản và Hàn Quốc”.

Không những thế, xu hướng các chính sách hiện tại của Mỹ đều nhắm tới việc kiềm chế Trung Quốc.

Vấn đề Triều Tiên rất có thể là công cụ để thực thi chính sách này. Thậm chí, người Mỹ có thể “cố tình” làm bất ổn tình hình khu vực với lý do thảm họa hạt nhân Triều Tiên để đám đông người tị nạn sẽ tràn vào Trung Quốc khi xung đột nổ ra.

Theo ông Blokhin, “hành động và thái độ thái quá của Mỹ đối với Triều Tiên chỉ là vẻ về ngoài, bản chất thực sự là để chuẩn bị cho chiến lược chống lại Nga và Trung Quốc. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.