Quân sự

Nga kêu gọi Mỹ bỏ triển khai tên lửa ở châu Âu và châu Á

16/08/2019, 14:23

Theo vị quan chức Nga, ông Huntsman không phải là người đầu tiên nói về sự xuất hiện của tên lửa ở châu Á.

img
Tên lửa đạn đạn của quân đội Mỹ - ảnh minh họa.

Chính quyền Moscow không quan tâm đến “các cuộc khủng hoảng tên lửa” mới, và sẽ không triển khai tên lửa mặt đất tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu hoặc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nếu Mỹ không làm điều đó, người đứng đầu bộ phận không phổ biến và kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga Vladimir Ermakov nói.

“Chúng tôi sẽ coi lệnh cấm từ phía Hoa Kỳ và đồng minh là một bước hợp lý về đảm bảo khả năng dự đoán và tạo cơ sở mang tính xây dựng để tiếp tục đối thoại. Tuy nhiên, chúng tôi chưa nhận thấy sự quan tâm đến quyết định như vậy của các đồng nghiệp Mỹ”, ông Ermakov nói với báo Sputnik.

Đó là ý kiến bình luận của quan chức ngoại giao Nga về những lời của ông John Huntsman, Đại sứ Mỹ tại Nga, người đã nói rằng Washington không có kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu, và nếu cần các hệ thống như vậy, thì theo quan điểm của quân đội Mỹ, rất có thể chúng sẽ được triển khai trên chuỗi đảo đầu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo báo Sputnik, Nga kêu gọi Mỹ bỏ triển khai tên lửa ở châu Âu và châu Á.

Ông Ermakov lưu ý rằng các kế hoạch của Mỹ về khả năng triển khai tên lửa ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới "không thể không gây ra mối lo ngại nghiêm trọng nhất".

Theo vị quan chức Nga, ông Huntsman không phải là người đầu tiên nói về sự xuất hiện của tên lửa ở châu Á.

"Các quan chức quân sự cấp cao của Mỹ đã từng thảo luận về chủ đề này một thời gian. Đặc biệt, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã nói trực tiếp về vấn đề này.

Gần đây, Thứ trưởng Ngoại giao Andrea Thompson cũng lưu ý điều tương tự. Hơn nữa, người Mỹ thậm chí không giấu giếm với chúng tôi rằng: Trung Quốc là yếu tố then chốt đối với Hoa Kỳ khi quyết định rút khỏi Hiệp ước INF”, ông Ermakov nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.