Thời sự Quốc tế

Nga-NATO bắt đầu cuộc đối thoại "nóng" nhất trong nhiều năm trở lại đây

12/01/2022, 18:05

Chiều 12/1, một nguồn tin của Sputnik cho biết, cuộc họp giữa Nga- NATO đã khai mạc ở thủ đô Brussels của Bỉ.

Phái đoàn cấp cao của hai bên sẽ thảo luận về những đảm bảo an ninh ở châu Âu, tìm cách giải quyết những quan điểm khác biệt giữa hai bên về tương lai của Ukraine.

Đây là lần đầu tiên Hội đồng Nga – Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tổ chức họp trong hơn 2 năm qua.

Sự kiện được tổ chức tại trụ sở của NATO ở Brussels (Bỉ). Đoàn đàm phán phía Nga do Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Alexander Fomin dẫn đầu; Phía Mỹ có Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman.

Dự kiến, cuộc họp diễn ra trong vòng 3 giờ.

img

Nga muốn NATO rút bớt binh sỹ, phương tiện trang thiết bị khỏi các quốc gia giáp biên với nước này. Ảnh - AP

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, cuộc họp này sẽ không đạt được kết quả khả quan.

Thực tế, Nga đã không đưa ra bất cứ sự nhượng bộ nào trong dự thảo an ninh gửi tới Mỹ và NATO, đồng nghĩa Moscow sẵn sàng chấp nhận các cuộc đàm phán sẽ thất bại – ông Maksim Samorukov, nghiên cứu sinh tại tổ chức cố vấn Trung tâm Carnegie Moscow cho biết.

Cách làm đó chủ yếu nhằm chứng minh với phương Tây rằng Moscow rất nghiêm túc và sẵn sàng thực hiện những bước đi cứng rắn buộc phương Tây phải nhượng bộ.

Trong đề xuất an ninh Nga đưa ra, NATO sẽ phải đồng ý ngừng tất cả kế hoạch kết nạp thành viên (không riêng với Ukraine) và giảm bớt quy mô hiện diện tại các nước như Estonia vốn có biên giới sát Nga.

Đổi lại, Nga sẽ cam kết hạn chế tập trận, chấm dứt những hành động thù địch khác.

Nếu ủng hộ đề xuất đó, NATO sẽ từ bỏ phần quan trọng trong hiệp ước nền tảng đó là tổ chức này có thể mời bất cứ đất nước Châu Âu nào sẵn sàng tham gia và đủ khả năng đóng góp vào an ninh trong khu vực Bắc Đại Tây Dương cũng như hoàn thành trách nhiệm thành viên.

Mặt khác, NATO cũng không thể bác bỏ ngay tức khắc đề xuất của Nga. Một số nước thành viên lo ngại Moscow có thể lấy cớ Mỹ, NATO không đạt thỏa thuận để thực hiện cuộc tấn công và sẽ không còn bất cứ cuộc đối thoại để giảm căng thẳng, hạn chế triển khai tên lửa hay tập trận nào nữa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.