Thời sự Quốc tế

Nga nói Nhật Bản không tiếp nhận công hàm phản đối của Moscow

07/08/2019, 19:00

Nhật Bản không tiếp nhận công hàm phản đối của Bộ Ngoại giao Nga về vấn đề Quần đảo Nam Kuril (nơi Nhật Bản gọi là phần Lãnh thổ phương Bắc).

img
Khu vực quần đảo Kuril - ảnh tư liệu.

Truyền thông Nga dẫn lời Thư ký Nội các Nhật Bản Yoshi Suga cho biết, nước này không chấp nhận quan điểm của Bộ Ngoại giao Nga liên quan đến sự phản đối của Tokyo, đặc biệt, liên quan đến chuyến đi của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tới quần đảo nơi Nhật Bản gọi là phần Lãnh thổ phương Bắc (phía Nga gọi là Nam Kuri) mà hai nước đang tranh chấp.

Ngày 6/ 8, Đại sứ Nhật Bản tại Nga, Toyohisa Kodzuki, đã được mời đến Bộ Ngoại giao Nga, nơi Thứ trưởng Ngoại giao Igor Morgulov lưu ý đến sự phản kháng của Tokyo đối với hành động của các quan chức Nga trên lãnh thổ chủ quyền của Nga.

Ông Yoshi Suga từ chối bình luận về vấn đề này, nhưng nói rằng Đại sứ Kozuki đã làm rõ lại vị trí của Nhật Bản trên quần đảo Nam Kuril, và không chấp nhận quan điểm của Nga.

Đồng thời, ông Suga nhắc lại rằng đàm phán về hiệp ước hòa bình giữa Nga và Nhật Bản "cần phải được tiến hành trong một môi trường yên tĩnh".

"Chúng tôi muốn tiếp tục tích cực tiếp tục đàm phán, tiến hành từ lập trường chính yếu rằng hiệp ước hòa bình cần được giải quyết bằng cách giải quyết vấn đề lãnh thổ," - ông Suga nói.

Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với các đảo Kunashir, Shikotan, Iturup và Habomai, dẫn Hiệp ước song phương về thương mại và biên giới năm 1855.

Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản đã ký Tuyên bố chung, trong đó Moscow đồng ý xem xét khả năng chuyển Habomai và Shikotan cho Nhật Bản sau khi ký kết hiệp ước hòa bình, số phận của Kunashir và Iturup không bị ảnh hưởng.

Liên Xô hy vọng rằng Tuyên bố chung sẽ chấm dứt tranh chấp, trong khi Nhật Bản coi tài liệu này chỉ là một phần giải pháp cho vấn đề này, mà không từ bỏ yêu sách đối với tất cả các đảo.

Các cuộc đàm phán sau đó đã không dẫn đến bất cứ điều gì, hiệp ước hòa bình cuối Thế chiến II vẫn chưa được ký kết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.